Hợp đồng BOT là gì? Lĩnh vực đầu tư theo phương thức PPP và phân loại dự án PPP

Hợp đồng BOT là gì? Lĩnh vực đầu tư theo phương thức PPP và phân loại dự án PPP. Trình tự quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP theo quy định mới ra sao?

Nội dung chính

    Hợp đồng BOT là gì?

    Căn cứ điểm a khoản 16 Điều 3 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 về khái niệm hợp đồng BOT như sau:

    Điều 3. Giải thích từ ngữ
    [...]
    16. Hợp đồng dự án PPP là thỏa thuận bằng văn bản giữa cơ quan ký kết hợp đồng với nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP về việc Nhà nước nhượng quyền cho nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP thực hiện dự án PPP theo quy định của Luật này, bao gồm các loại hợp đồng sau đây:
    a) Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (Build - Operate - Transfer, sau đây gọi là hợp đồng BOT);
    [...]

    Hợp đồng BOT là gì? Hợp đồng BOT (Build - Operate - Transfer) là hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao, là thỏa thuận bằng văn bản giữa cơ quan ký kết hợp đồng với nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP về việc Nhà nước nhượng quyền cho nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP thực hiện dự án PPP.

    Hợp đồng BOT là gì? Lĩnh vực đầu tư theo phương thức PPP và phân loại dự án PPP

    Hợp đồng BOT là gì? Lĩnh vực đầu tư theo phương thức PPP và phân loại dự án PPP (Hình từ Internet)

    Lĩnh vực đầu tư theo phương thức PPP và phân loại dự án PPP

    Căn cứ Điều 4 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 3 Luật sửa đổi Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu 2024 về lĩnh vực đầu tư theo phương thức PPP và phân loại dự án PPP như sau:

    (1) Dự án đầu tư theo phương thức PPP được thực hiện trong các ngành, lĩnh vực đầu tư công nhằm mục đích đầu tư, xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng, cung cấp sản phẩm, dịch vụ công, trừ dự án thuộc trường hợp sau đây:

    - Dự án thuộc trường hợp độc quyền nhà nước theo quy định của pháp luật;

    - Dự án thuộc ngành, lĩnh vực quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội theo quy định của pháp luật về đầu tư công.

    (2) Dự án PPP được phân loại theo thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư bao gồm:

    - Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội;

    - Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ;

    - Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan trung ương, cơ quan khác quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020;

    - Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh;

    - Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

    - Dự án không thuộc trường hợp phải quyết định chủ trương đầu tư, gồm các dự án quy định tại các khoản 2a, 2b và 2c Điều 11 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020.

    Trình tự quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP theo quy định mới ra sao?

    Căn cứ Điều 14 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 bổ sung bởi Điểm b Khoản 6 Điều 3 Luật sửa đổi Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu 2024 về trình tự quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP cụ thể:

    (1) Trình tự quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP thuộc thẩm quyền của Quốc hội được quy định như sau:

    - Bước 1: Đơn vị chuẩn bị dự án PPP lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi làm cơ sở để cơ quan có thẩm quyền trình Chính phủ, đồng thời gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

    - Bước 2: Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước;

    - Bước 3: Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi;

    - Bước 4: Chính phủ hoàn chỉnh hồ sơ trình Quốc hội xem xét, quyết định;

    - Bước 5: Cơ quan của Quốc hội thẩm tra hồ sơ do Chính phủ trình;

    - Bước 6: Quốc hội xem xét, thông qua nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án.

    (2) Trình tự quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ được quy định như sau:

    - Bước 1: Đơn vị chuẩn bị dự án PPP lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi làm cơ sở để cơ quan có thẩm quyền gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

    - Bước 2: Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định liên ngành;

    - Bước 3: Hội đồng thẩm định liên ngành thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi;

    - Bước 4: Hội đồng thẩm định liên ngành hoàn thành và gửi báo cáo thẩm định đến cơ quan có thẩm quyền;

    - Bước 5: Cơ quan có thẩm quyền hoàn chỉnh hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định;

    - Bước 6: Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư dự án.

    (3) Trình tự quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan trung ương, cơ quan khác được quy định như sau:

    - Bước 1: Đơn vị chuẩn bị dự án PPP lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi làm cơ sở trình Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan trung ương, cơ quan khác xem xét, quyết định;

    - Bước 2: Hội đồng thẩm định cấp cơ sở hoặc đơn vị được giao nhiệm vụ thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi;

    - Bước 3: Hội đồng thẩm định cấp cơ sở hoặc đơn vị được giao nhiệm vụ thẩm định hoàn thành và gửi báo cáo thẩm định đến đơn vị chuẩn bị dự án PPP;

    - Bước 4: Đơn vị chuẩn bị dự án PPP hoàn chỉnh hồ sơ trình Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan trung ương, cơ quan khác xem xét, quyết định;

    - Bước 5: Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan trung ương, cơ quan khác quyết định chủ trương đầu tư dự án.

    (4) Trình tự quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh được quy định như sau:

    - Bước 1: Đơn vị chuẩn bị dự án PPP lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

    + Đơn vị chuẩn bị dự án PPP lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi làm cơ sở trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định;

    + Hội đồng thẩm định cấp cơ sở hoặc đơn vị được giao nhiệm vụ thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi;

    + Hội đồng thẩm định cấp cơ sở hoặc đơn vị được giao nhiệm vụ thẩm định hoàn thành và gửi báo cáo thẩm định đến đơn vị chuẩn bị dự án PPP;

    + Đơn vị chuẩn bị dự án PPP hoàn chỉnh hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định;

    + Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư dự án.

    - Bước 2: Hội đồng thẩm định cấp cơ sở hoặc đơn vị được giao nhiệm vụ thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi;

    - Bước 3: Hội đồng thẩm định cấp cơ sở hoặc đơn vị được giao nhiệm vụ thẩm định hoàn thành và gửi báo cáo thẩm định đến đơn vị chuẩn bị dự án PPP;

    - Bước 4: Đơn vị chuẩn bị dự án PPP hoàn chỉnh hồ sơ làm cơ sở để Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định;

    - Bước 5: Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư dự án.

    (5) Đối với dự án PPP sử dụng nguồn vốn chi thường xuyên, nguồn thu hợp pháp dành để chi thường xuyên của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập để thanh toán cho doanh nghiệp dự án PPP, sử dụng dự phòng ngân sách nhà nước để chi trả phần giảm doanh thu, cơ quan tài chính các cấp thẩm định khả năng cân đối của ngân sách theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, gửi Hội đồng thẩm định dự án PPP hoặc đơn vị được giao nhiệm vụ thẩm định tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư.

    (Trên đây là giải đáp cho Hợp đồng BOT là gì? Lĩnh vực đầu tư theo phương thức PPP và phân loại dự án PPP)

    Chuyên viên pháp lý Cao Thanh An
    saved-content
    unsaved-content
    56