Con chưa thành niên có được tự mình xác lập, phân chia di sản thừa kế không?

Bà Lê Ngân chồng mất đã lâu, sống cùng 3 người con. Sau khi chồng mất bà ở vậy nuôi con và tự tạo dựng được 06 mảnh đất. Vì là đất phân lô bán nền nên 06 mảnh đất có cùng diện tích và vị trí sát cạnh nhau. Thời gian gần đây, bà Ngân bị bệnh nặng, bác sĩ cho rằng không thể sống qua 01 tháng nữa. Bà Ngân lập di chúc và muốn để lại cho 03 người con 06 mảnh đất trên. Trong 03 người con chỉ có 01 người dưới 18 tuổi (hiện đang 13 tuổi) tên Khanh. Xin hỏi, bà Ngân có thể để lại di sản cho người con dưới 18 tuổi được không? Mong Ban biên tập tư vấn về trường hợp này.

Nội dung chính

    Con chưa thành niên có được tự mình xác lập, phân chia di sản thừa kế không?

    Theo thông tin đã cung cấp ở trên, việc để lại di chúc chia di sản của bà Ngân gặp vướng mắc trong việc để lại di sản cho người con út chưa thành niên. Theo quy định của pháp luật tại Điều 20 Bộ luật dân sự 2015, người chưa thành niên có hạn chế về quyền dân sự như sau:

    1. Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.

    2. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.

    3. Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.

    4. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.

    Như vậy, người chưa thành niên không thể tự mình xác lập, phân chia tài sản thừa kế được mà phải thông qua người đại diện theo pháp luật. Từ đó phải xác định người đại diện theo pháp luật của người con chưa thành niên, căn cứ Điều 136 Bộ luật dân sự 2015 quy định về người đại diện theo pháp luật của cá nhân như sau:

    - Cha, mẹ đối với con chưa thành niên.

    - Người giám hộ đối với người được giám hộ. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người đại diện theo pháp luật nếu được Tòa án chỉ định.

    - Người do Tòa án chỉ định trong trường hợp không xác định được người đại diện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

    - Người do Tòa án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

    Do cha của Khanh đã mất và mẹ của Khanh là người để lại di chúc không phù hợp là người đại diện theo pháp luật của Khanh (do bà Ngân là người để lại di sản và được bác sĩ cho rằng không thể sống qua 01 tháng nữa). Với lý do này, người đại diện theo pháp luật của Khanh phải được xác định theo người giám hộ. Căn cứ Khoản 1 Điều 52 Bộ luật dân sự 2015 về người giám hộ đương nhiên như sau:

    - Anh ruột là anh cả hoặc chị ruột là chị cả là người giám hộ; nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh ruột hoặc chị ruột tiếp theo là người giám hộ, trừ trường hợp có thỏa thuận anh ruột hoặc chị ruột khác làm người giám hộ.

    Như vậy 02 người anh chị của Khanh được xác định là người giám hộ đương nhiên của Khanh, có thể giúp Khanh xác lập, phân chia tài sản thừa kế. Đồng thời việc giám hộ này chỉ được thực hiện sau khi bà Ngân đã mất theo quy định tại Điều 47 Bộ luật dân sự 2015 về người được giám hộ. Khanhhi đó tài sản của Khanh sẽ được quản lý và sử dụng phục vụ cho mục đích của Khanh bởi người giám hộ là 1 trong 2 người anh chị.

    7