Phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất là tài sản công theo quy định của pháp luật hiện hành như thế nào?

Phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất là tài sản công theo quy định của pháp luật hiện hành như thế nào? Trách nhiệm lập phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thế nào?

Nội dung chính

    Phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất là tài sản công theo quy định của pháp luật hiện hành như thế nào?

    Phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất là tài sản công được quy định tại Điều 4 Nghị định 167/2017/NĐ-CP quy định việc sắp xếp lại xử lý tài sản công, cụ thể như sau:

    - Phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất là tập hợp các đề xuất về hình thức sắp xếp lại, xử lý nhà, đất để trình cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, phê duyệt.

    - Trách nhiệm lập phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất được quy định như sau:

    + Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương (sau đây gọi là bộ, cơ quan trung ương) lập phương án sắp xếp lại, xử lý đối với nhà, đất của cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý;

    + Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao Sở Tài chính chủ trì phối hợp với sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, doanh nghiệp thuộc tỉnh lập phương án sắp xếp lại, xử lý đối với nhà, đất của cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý của địa phương;

    + Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có nhà, đất trên địa bàn địa phương khác lập phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý,

    - Phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất được lập thành phương án tổng thể đối với tất cả các cơ sở nhà, đất trên địa bàn từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo từng loại hình: Cơ quan, tổ chức, đơn vị; doanh nghiệp.

    Trường hợp cần thiết phải sắp xếp lại, xử lý trước khi có phương án tổng thể thì cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này lập phương án báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại Điều 6 Nghị định này xem xét, quyết định.

    Trân trọng!

    14