Phó Bí thư tỉnh ủy Gia Lai mới nhiệm kỳ 2020-2025 là ai?
Nội dung chính
Phó Bí thư tỉnh ủy Gia Lai mới nhiệm kỳ 2020-2025 là ai? Công bố Phó Bí thư tỉnh Gia Lai mới sau sáp nhập đơn vị hành chính?
Ngày 23/6/2025 Bộ Chính trị đã có Quyết định 2167-QĐNS/TW năm 2025 chỉ định Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Bí thư, Phó Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai nhiệm kỳ 2020-2025.
>> TẢI VỀ Quyết định 2167-QĐNS/TW năm 2025
Theo đó tại Quyết định 2167-QĐNS/TW năm 2025 chỉ định 4 đồng chí giữ chức Phó Bí thư Tỉnh uỷ Gia Lai (mới) nhiệm kỳ 2020-2025, gồm:
- Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ: Đồng chí Rah Lan Chung, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Gia Lai (cũ) (để chỉ định giữ chức Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Gia Lai (mới) nhiệm kỳ 2021 - 2026).
- Phó Bí thư Tỉnh uỷ:
+ Đồng chí Phạm Anh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Định (để chỉ định giữ chức Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Gia Lai (mới) nhiệm kỳ 2021 - 2026).
+ Đồng chí Châu Ngọc Tuấn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khoá XV tỉnh Gia Lai (cũ) (để chỉ định giữ chức Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khoá XV tỉnh Gia Lai mới).
+ Đồng chí Nguyễn Ngọc Lương, Phó Bí thư Tỉnh uỷ Gia Lai (cũ).
Quyết định 2167-QĐNS/TW năm 2025 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2025.
Như vậy, từ ngày 01/7/2025, chính thức các Phó Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai mới nhiệm kỳ 2021 2026 là các đồng chí: Rah Lan Chung, Phạm Anh Tuấn, Châu Ngọc Tuấn, Nguyễn Ngọc Lương.
Phó Bí thư tỉnh ủy Gia Lai mới nhiệm kỳ 2020-2025 là ai? Công bố Phó Bí thư tỉnh Gia Lai mới sau sáp nhập đơn vị hành chính? (Hình từ Internet)
Thẩm quyền bầu Phó Bí thư Tỉnh ủy thuộc về ai?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 8 Quy định 80-QĐ/TW năm 2022 quy định như sau:
Trách nhiệm và quyền hạn của các cấp uỷ trực thuộc Trung ương
1. Các tỉnh uỷ, thành uỷ trực thuộc Trung ương
1.1. Ban chấp hành đảng bộ tỉnh, thành phố
- Chịu trách nhiệm trước Bộ Chính trị, Ban Bí thư việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nghị quyết, chủ trương, chính sách, quy chế, quy định, quyết định của Trung ương về công tác cán bộ và cán bộ tại địa phương.
- Trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư về nhân sự tại chỗ ứng cử các chức danh bí thư, phó bí thư tỉnh uỷ, thành uỷ, chủ tịch hội đồng nhân dân, chủ tịch uỷ ban nhân dân; nhân sự chỉ định bổ sung uỷ viên ban chấp hành, giới thiệu bầu uỷ viên ban thường vụ tỉnh uỷ, thành uỷ.
- Trên cơ sở quy định của Trung ương, quyết định số lượng uỷ viên ban thường vụ, uỷ viên uỷ ban kiểm tra tỉnh uỷ, thành uỷ; điều chỉnh cơ cấu cấp uỷ, ban thường vụ cấp uỷ ngoài cơ cấu cấp uỷ, ban thường vụ cấp uỷ được xác định theo quy định của Bộ Chính trị.
- Bầu ban thường vụ, bí thư, phó bí thư tỉnh uỷ, thành uỷ; bầu uỷ ban kiểm tra (uỷ viên uỷ ban kiểm tra), chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra tỉnh uỷ, thành uỷ.
- Giới thiệu nhân sự ứng cử hoặc nhân sự được đề nghị chỉ định vào ban chấp hành đảng bộ tỉnh, thành phố.
- Giới thiệu nhân sự để hội đồng nhân dân bầu chủ tịch hội đồng nhân dân, chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố.
- Tham gia ý kiến đối với nhân sự giới thiệu để hội đồng nhân dân bầu giữ chức phó chủ tịch hội đồng nhân dân, phó chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trước khi ban thường vụ tỉnh uỷ, thành uỷ quyết định giới thiệu để hội đồng nhân dân bầu.
...
Như vậy theo quy định nêu trên thì Ban chấp hành đảng bộ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là cơ quan bầu Phó Bí thư Tỉnh ủy trực thuộc Trung ương.
Tiêu chuẩn chức danh Phó Bí thư Tỉnh ủy cụ thể là gì?
Căn cứ theo tiết 2.19 tiểu mục 2 Mục 1 Quy định 214-QĐ/TW năm 2020 quy định tiêu chuẩn chức danh Phó Bí thư Tỉnh ủy cụ thể như sau:
- Có trình độ, kiến thức toàn diện; nắm chắc tình hình chung của địa phương và của đất nước; am hiểu sâu về công tác xây dựng Đảng, công tác vận động quần chúng và hoạt động của hệ thống chính trị.
- Có uy tín trong đảng bộ, khả năng quy tụ và tập hợp sự đoàn kết.
- Có năng lực chỉ đạo cụ thể hoá và vận dụng sáng tạo các nghị quyết của Đảng, nghị quyết đại hội đảng bộ và của cấp uỷ thành các chương trình, kế hoạch công tác và tổ chức thực hiện có hiệu quả.
- Có năng lực chỉ đạo, điều hành hoạt động của các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp uỷ; kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết việc thực hiện các chủ trương, nghị quyết, chương trình, kế hoạch công tác của cấp uỷ và đề xuất các chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp với cấp uỷ, ban thường vụ cấp uỷ, bí thư cấp uỷ để lãnh đạo, chỉ đạo.
- Có kinh nghiệm lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị. Đã kinh qua lãnh đạo chủ chốt cấp huyện và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ uỷ viên ban thường vụ tỉnh uỷ hoặc phó chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh hoặc tương đương.