Toàn bộ Danh sách Bí thư các tỉnh mới sau sáp nhập 2025
Nội dung chính
Toàn bộ Danh sách Bí thư các tỉnh mới sau sáp nhập 2025
Theo quy định tại Nghị quyết 202/2025/QH15 thì sau khi sắp xếp, cả nước có 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh, gồm 28 tỉnh và 06 thành phố; Trong đó có 19 tỉnh và 04 thành phố hình thành sau sắp xếp và 11 tỉnh, thành phố không thực hiện sắp xếp.
Theo đó, ngày 30/6/2025, Lễ công bố các nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính, thành lập tổ chức đảng, chỉ định cấp uỷ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, thành phố, xã, phường, đặc khu được thực hiện đồng bộ trên toàn quốc, có quy định về toàn bộ Danh sách Bí thư các tỉnh mới sau sáp nhập 2025.
Như vậy, toàn bộ Danh sách bí thư các tỉnh mới sau sáp nhập 2025 như sau:
Danh sách 23 Bí Thư các tỉnh, thành phố mới sau sáp nhập 2025 như sau:
(1) Ông Nguyễn Văn Nên - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM - giữ chức Bí thư Thành ủy TPHCM (mới).
(2) Ông Hầu A Lềnh - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang - giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang (mới).
(3) Ông Trịnh Xuân Trường - Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai - giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai (mới).
(4) Ông Trịnh Việt Hùng - Ủy viên Dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên - giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên (mới).
(5) Ông Đặng Xuân Phong - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc - giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Phú Thọ (mới).
(6) Ông Nguyễn Văn Gấu - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang - giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh (mới).
(7) Ông Nguyễn Hữu Nghĩa - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hưng Yên - giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hưng Yên (mới).
(8) Ông Lê Tiến Châu - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Hải Phòng - giữ chức Bí thư Thành ủy Hải Phòng (mới).
(9) Ông Trương Quốc Huy - Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam - giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình (mới).
(10) Ông Lê Ngọc Quang - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình - giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị (mới)
(11) Ông Nguyễn Văn Quảng - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng - giữ chức Bí thư Thành ủy Đà Nẵng (mới).
12) Bà Bùi Thị Quỳnh Vân - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ngãi - giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi (mới).
(13) Ông Hồ Quốc Dũng - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bình Định - giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai (mới).
(14) Ông Nghiêm Xuân Thành - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa - giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa (mới).
(15) Ông Nguyễn Đình Trung - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk - giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk (mới).
(16) Ông Y Thanh Hà Niê K'đăm - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng - giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng (mới).
(17) Ông Vũ Hồng Văn - Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai - giữ chức Bó thư Tỉnh ủy Đồng Nai (mới).
(18) Ông Nguyễn Văn Quyết - Bí thư Tỉnh ủy Long An - giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Tây Ninh (mới).
(19) Ông Lê Quốc Phong - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp - giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp (mới).
(20) Ông Nguyễn Tiến Hải - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang - giữ chức Bí thư Tỉnh ủy An Giang;
(21) Ông Ngô Chí Cường - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Trà Vĩnh - giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long (mới).
(22) Ông Đỗ Thanh Bình - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Cần Thơ - giữ chức Bí thư Thành ủy Cần Thơ (mới).
(23) Ông Nguyễn Hồ Hải - Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau - giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau (mới).
Danh sách 11 Bí thư các tỉnh, thành phố không thực hiện sắp xếp 2025 như sau:
(1) Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội.
(2) Lê Trường Lưu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Huế.
(3) Vũ Đại Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh.
(4) Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa.
(5) Trần Quốc Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên.
(6) Giàng Páo Mỷ, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Lai Châu.
(7) Quản Minh Cường, Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng.
(8) Hoàng Văn Nghiệm, Bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn.
(9) Nguyễn Đức Trung, Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An.
(10) Nguyễn Duy Lâm, Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh.
(11) Hoàng Quốc Khánh, Bí thư Tỉnh ủy Sơn La.
Trên đây là toàn bộ Danh sách Bí thư các tỉnh mới sau sáp nhập 2025.
Toàn bộ Danh sách Bí thư các tỉnh mới sau sáp nhập 2025 (Hình từ Internet)
Việc phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương phải bảo đảm các nguyên tắc gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 11 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định về việc phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
- Xác định rõ nội dung và phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn mà chính quyền địa phương được quyết định, tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về kết quả;
- Đẩy mạnh phân quyền, phân cấp các nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan nhà nước ở trung ương cho chính quyền địa phương; phân định rõ giữa thẩm quyền của Ủy ban nhân dân và thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp xã; bảo đảm không trùng lặp, chồng chéo về nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương, giữa chính quyền địa phương các cấp và giữa các cơ quan, tổ chức thuộc chính quyền địa phương;
- Phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt và khả năng, điều kiện thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương các cấp. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan nhà nước cấp trên được bảo đảm các điều kiện cần thiết để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đó;
- Bảo đảm tính công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình và thực hiện có hiệu quả việc kiểm soát quyền lực gắn với trách nhiệm kiểm tra, thanh tra, giám sát của cơ quan có thẩm quyền; có cơ chế theo dõi, đánh giá, kiểm tra và kịp thời điều chỉnh nội dung phân quyền, phân cấp khi cơ quan, tổ chức, cá nhân được phân quyền, phân cấp thực hiện không hiệu quả các nhiệm vụ, quyền hạn được giao;
- Bảo đảm tính thống nhất trong tổ chức thi hành Hiến pháp và pháp luật;
- Đáp ứng yêu cầu quản trị địa phương; phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số;
- Những vấn đề liên quan đến phạm vi từ 02 đơn vị hành chính cấp xã trở lên thì thuộc thẩm quyền giải quyết của chính quyền địa phương cấp tỉnh, những vấn đề liên quan đến phạm vi từ 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên thì thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan nhà nước ở trung ương, trừ trường hợp luật, nghị quyết của Quốc hội có quy định khác.
Căn cứ tình hình thực tiễn, cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở trung ương giao cho chính quyền địa phương của một trong các đơn vị hành chính cấp tỉnh có liên quan chủ trì giải quyết những vấn đề liên quan đến phạm vi từ 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên; chính quyền địa phương cấp tỉnh giao cho chính quyền địa phương của một trong các đơn vị hành chính cấp xã có liên quan chủ trì giải quyết những vấn đề liên quan đến phạm vi từ 02 đơn vị hành chính cấp xã trở lên bảo đảm phát huy hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và phục vụ người dân, doanh nghiệp tốt hơn.