Để xem thông tin Phiếu điều tra tiềm năng đất phi nông nghiệp người dân phải trả phí bao nhiêu?

Để xem thông tin Phiếu điều tra tiềm năng đất phi nông nghiệp người dân phải trả phí bao nhiêu? Khai thác thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai thực hiện như thế nào?

Nội dung chính

    Để xem thông tin Phiếu điều tra tiềm năng đất phi nông nghiệp dân phải trả phí bao nhiêu?

    Ngày 31/07/2024, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 56/2024/TT-BTC về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí khai thác và sử dụng tài liệu đất đai từ hệ thống thông tin quốc gia về đất đai.

    Trong đó, căn cứ Phụ lục biểu mức phí thu phí khai thác và sử dụng tài liệu đất đai từ hệ thống thông tin quốc gia về đất đai kèm theo Thông tư 56/2024/TT-BTC, chi phí truy cập và sử dụng thông tin Phiếu điều tra tiềm năng đất phi nông nghiệp dưới hình thức trang tài liệu scan (quét) hoặc trang tài liệu số là 8.200 đồng.

    Lưu ý: Mức thu phí truy cập và sử dụng thông tin Phiếu điều tra tiềm năng đất phi nông nghiệp trên áp dụng cho 05 trang tài liệu đầu tiên. Từ trang thứ 06 trở đi thì mức thu là 900 đồng/trang.

    Như vậy, để xem thông tin Phiếu điều tra tiềm năng đất phi nông nghiệp, tùy theo số trang tài liệu mà mức phí phải trả khác nhau. Tuy nhiên, tối thiểu là từ 8.200 đồng.

    Để xem thông tin Phiếu điều tra tiềm năng đất phi nông nghiệp dân phải trả phí bao nhiêu?

    Để xem thông tin Phiếu điều tra tiềm năng đất phi nông nghiệp dân phải trả phí bao nhiêu? (Hình từ Internet)

    Việc khai thác thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai được thực hiện như thế nào?

    Khoản 5 Điều 166 Luật Đất đai 2024 quy định:

    Quản lý, vận hành, khai thác và kết nối liên thông với cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai
    ...
    5. Việc khai thác thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai được quy định như sau:
    a) Dữ liệu trong cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai có giá trị sử dụng chính thức, tương đương văn bản giấy được cơ quan có thẩm quyền cung cấp;
    b) Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu của Bộ, ngành, địa phương, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội được khai thác thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình;
    c) Người sử dụng đất được khai thác thông tin của mình trong cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai;
    d) Tổ chức, cá nhân không thuộc quy định tại điểm b và điểm c khoản này có nhu cầu khai thác thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai phải được sự đồng ý của cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai theo quy định của pháp luật;
    đ) Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân được tiếp cận, khai thác thông tin, dữ liệu về đất đai theo quy định của pháp luật. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân phản hồi, cung cấp, bổ sung thông tin cho cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai;
    e) Việc khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu trong cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai phải trả phí khai thác, sử dụng tài liệu đất đai và giá cung cấp dịch vụ thông tin, dữ liệu về đất đai theo quy định;
    g) Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí khai thác và sử dụng tài liệu đất đai từ Hệ thống thông tin quốc gia về đất đai; Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định giá sản phẩm, dịch vụ gia tăng sử dụng thông tin từ cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin đất đai theo quy định của pháp luật về giá.

    Như vậy, việc khai thác thông tin trong cơ sở dự liệu quốc gia về đất đai theo quy định trên

    Quản lý nhà nước về đất đai bao gồm những nội dung gì?

    Điều 20 Luật Đất đai 2024 quy định:

    Nội dung quản lý nhà nước về đất đai
    1. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai.
    2. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, hợp tác quốc tế trong quản lý, sử dụng đất đai.
    3. Xác định địa giới đơn vị hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính.
    4. Đo đạc, chỉnh lý, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất và các bản đồ chuyên ngành về quản lý, sử dụng đất.
    5. Điều tra, đánh giá và bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất đai.
    6. Lập, điều chỉnh, quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
    7. Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, công nhận quyền sử dụng đất, trưng dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
    8. Điều tra, xây dựng bảng giá đất, giá đất cụ thể, quản lý giá đất.
    9. Quản lý tài chính về đất đai.
    10. Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, trưng dụng đất.
    11. Phát triển, quản lý và khai thác quỹ đất.
    12. Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính; cấp, đính chính, thu hồi, hủy giấy chứng nhận.
    13. Thống kê, kiểm kê đất đai.
    14. Xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác Hệ thống thông tin quốc gia về đất đai.
    15. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
    16. Giải quyết tranh chấp đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai.
    17. Cung cấp, quản lý hoạt động dịch vụ công về đất đai.
    18. Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.

    Như vậy, quản lý nhà nước về đất đai gồm 18 nội dung nêu trên.

    18