Đất có di tích lịch sử văn hóa là gì? Đất có di tích lịch sử văn hóa thuộc nhóm đất nào?

Chuyên viên pháp lý: Nguyễn Mai Bảo Ngọc
Tham vấn bởi Luật sư: Nguyễn Thụy Hân
Đất có di tích lịch sử văn hóa là gì? Đất có di tích lịch sử văn hóa thuộc nhóm đất nào?

Nội dung chính

    Đất có di tích lịch sử văn hóa là gì? Đất có di tích lịch sử văn hóa thuộc nhóm đất nào?

    Căn cứ theo điểm đ khoản 6 Điều 5 Nghị định 102/2024/NĐ-CP quy định về đất có di tích lịch sử văn hóa như sau:

    Quy định chi tiết loại đất trong nhóm đất phi nông nghiệp
    ...
    6. Đất sử dụng vào mục đích công cộng, bao gồm:
    ...
    đ) Đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di sản thiên nhiên là đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di sản thiên nhiên đã được xếp hạng hoặc được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đưa vào danh mục kiểm kê di tích theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa;

    Như vậy, đất có di tích lịch sử văn hóa thuộc nhóm đất phi nông nghiệp là đất có di tích lịch sử văn hóa đã được xếp hạng hoặc được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đưa vào danh mục kiểm kê di tích theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.

    Đất có di tích lịch sử văn hóa là gì? Đất có di tích lịch sử văn hóa thuộc nhóm đất nào?

    Đất có di tích lịch sử văn hóa là gì? Đất có di tích lịch sử văn hóa thuộc nhóm đất nào? (Hình từ Internet)

    Đất có di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, di sản thiên nhiên quy định theo Luật Đất đai 2024 như thế nào?

    Căn cứ theo Điều 211 Luật Đất đai 2024 quy định đất có di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, di sản thiên nhiên cụ thể như sau:

    (1) Đất có di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, di sản thiên nhiên đã được xếp hạng hoặc được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đưa vào danh mục kiểm kê di tích theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa thì phải được quản lý theo quy định sau đây:

    - Đối với đất có di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, di sản thiên nhiên do tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư trực tiếp quản lý theo quy định của pháp luật thì tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư đó chịu trách nhiệm chính trong việc sử dụng đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di sản thiên nhiên;

    - Đối với đất có di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, di sản thiên nhiên không thuộc quy định tại điểm a khoản 1 Điều 211 Luật Đất đai 2024 thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, di sản thiên nhiên chịu trách nhiệm trong việc quản lý diện tích đất này;

    - Đối với đất có di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, di sản thiên nhiên bị lấn, bị chiếm, sử dụng không đúng mục đích, sử dụng trái pháp luật thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị với cơ quan, người có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.

    (2) Việc sử dụng đất có di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, di sản thiên nhiên kết hợp với mục đích khác phải tuân thủ các yêu cầu theo quy định tại Điều 218 Luật Đất đai 2024Luật Di sản văn hóa 2001 và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

    (3) Người sử dụng đất trong khu vực bảo vệ của di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh theo quy định của Luật Di sản văn hóa 2001 được thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai 2024 nhưng không được làm ảnh hưởng đến yếu tố gốc cấu thành di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên và môi trường - sinh thái của di tích;

    - Trường hợp Nhà nước thu hồi đất để quản lý, sử dụng vào mục đích phục hồi, bảo vệ, phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh thì được bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định của Luật Đất đai 2024.

    Lưu ý, Luật Di sản văn hóa 2001 hết hiệu lực từ ngày 30/06/2025. Sau đó thay thế bằng Luật Di sản văn hóa 2024 có hiệu lực từ ngày 01/07/2025.

    Thời hạn sử dụng đất có di tích lịch sử văn hóa là bao lâu?

    Căn cứ theo khoản 9 Điều 171 Luật Đất đai 2024 quy định về thời hạn sử dụng đất có di tích lịch sử văn hóa như sau:

    Đất sử dụng ổn định lâu dài
    1. Đất ở.
    2. Đất nông nghiệp do cộng đồng dân cư sử dụng quy định tại khoản 4 Điều 178 của Luật này.
    3. Đất rừng đặc dụng; đất rừng phòng hộ; đất rừng sản xuất do tổ chức quản lý.
    4. Đất thương mại, dịch vụ, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp của cá nhân đang sử dụng ổn định được Nhà nước công nhận mà không phải là đất được Nhà nước giao có thời hạn, cho thuê.
    5. Đất xây dựng trụ sở cơ quan quy định tại khoản 1 Điều 199 của Luật này; đất xây dựng công trình sự nghiệp của đơn vị sự nghiệp công lập quy định tại khoản 2 Điều 199 của Luật này.
    6. Đất quốc phòng, an ninh.
    7. Đất tín ngưỡng.
    8. Đất tôn giáo quy định tại khoản 2 Điều 213 của Luật này.
    9. Đất sử dụng vào mục đích công cộng không có mục đích kinh doanh.
    10. Đất nghĩa trang, nhà tang lễ, cơ sở hỏa táng; đất cơ sở lưu giữ tro cốt.
    11. Đất quy định tại khoản 3 Điều 173 và khoản 2 Điều 174 của Luật này.

    Theo đó, đất có di tích lịch sử văn hóa (thuộc nhóm đất phi nông nghiệp), được phân loại là đất sử dụng vào mục đích công cộng, sẽ không bị giới hạn về thời gian sử dụng nếu đáp ứng điều kiện không phục vụ cho mục đích kinh doanh.

    23
    Quản lý: Công ty TNHH THƯ VIỆN NHÀ ĐẤT Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số ..., do ... cấp ngày ... (dự kiến) Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ