Công văn 2749 bắn pháo hoa tại chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng thành lập tỉnh Bắc Ninh?
Nội dung chính
Công văn 2749 bắn pháo hoa tại chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng thành lập tỉnh Bắc Ninh?
Ngày 20/6/2025, UBND tỉnh Bắc Ninh ra Công văn 2749/UBND-KGVX TẢI VỀ năm 2025 về việc tổ chức bắn pháo hoa tại buổi Chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng thành lập tỉnh Bắc Ninh.
Thực hiện Nghị quyết 202/2025/QH15 của Quốc hội khoá XV về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh; Nhằm tạo không khí phấn khởi, tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, quyết tâm thực hiện công cuộc đổi mới, xây dựng tỉnh Bắc Ninh hướng tới thành phố trực thuộc Trung ương; Chủ tịch UBND tỉnh giao Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Bắc Ninh chủ trì, phối hợp với Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Bắc Giang tổ chức tiếp nhận pháo hoa từ nhà tài trợ; phối hợp với Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch hai tỉnh: Bắc Ninh, Bắc Giang và các ngành, cơ quan liên quan tổ chức bắn pháo hoa (tầm cao) tại 02 địa điểm sau:
- Địa điểm 1: Quảng trường 03/2, phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Bắc Giang.
- Địa điểm 2: Quảng trường Trung tâm văn hóa Kinh Bắc, phường Vũ Ninh, thành phố Bắc Ninh.
- Thời gian bắn: Sau khi kết thúc Chương trình nghệ thuật. Bộ Chỉ huy quân sự hai tỉnh căn cứ nhiệm vụ được giao nghiêm túc triển khai thực hiện.
Trên đây là thông tin về Công văn 2749 bắn pháo hoa tại chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng thành lập tỉnh Bắc Ninh?
Công văn 2749 bắn pháo hoa tại chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng thành lập tỉnh Bắc Ninh? (Hình từ Internet)
Nghiên cứu, sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, cung cấp pháo hoa nổ, thuốc pháo nổ quy định ra sao?
Theo Điều 10 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định về nghiên cứu, sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, cung cấp pháo hoa nổ, thuốc pháo nổ như sau:
- Việc nghiên cứu, sản xuất, cung cấp pháo hoa nổ theo đơn đặt hàng của các cơ quan nhà nước phải bảo đảm quy định của pháp luật về an ninh, trật tự, phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ môi trường; có nội quy, phương án bảo vệ;
+ Bảo đảm nguồn lực, trang thiết bị đáp ứng khả năng phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường; địa điểm nghiên cứu, sản xuất và kho bảo quản phải bảo đảm khoảng cách an toàn đối với khu dân cư, công trình công cộng, văn hóa, xã hội, lịch sử, khu vực bảo vệ, nơi cấm, khu vực cấm; người quản lý và người lao động trực tiếp tham gia nghiên cứu, sản xuất phải được huấn luyện về kỹ thuật an toàn, phòng cháy, chữa cháy, phòng ngừa, ứng phó sự cố, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình nghiên cứu, sản xuất.
- Thủ tướng Chính phủ quyết định tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được phép nghiên cứu, sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, cung cấp pháo hoa nổ theo đơn đặt hàng của cơ quan nhà nước và đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Việc cung cấp cho các cơ quan, tổ chức được phép sử dụng pháo hoa nổ chỉ được thực hiện trong các trường hợp quy định tại Điều 11 Nghị định 137/2020/NĐ-CP.
- Việc nghiên cứu, sản xuất pháo hoa nổ theo đơn đặt hàng của các cơ quan nhà nước được thực hiện theo Nghị định 32/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên.
- Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu bao gồm: Văn bản đề nghị, trong đó nêu cụ thể chủng loại, số lượng pháo hoa nổ, thuốc pháo nổ và thiết bị, phụ kiện bắn pháo hoa nổ, phương tiện vận chuyển; bản sao quyết định thành lập hoặc bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; giấy giới thiệu kèm theo bản sao một trong các loại giấy tờ sau: Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc Chứng minh quân nhân của người đến liên hệ.
+ Hồ sơ đề nghị lập thành 01 bộ, nộp tại Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an; trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an có trách nhiệm cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 137/2020/NĐ-CP; trường hợp không cấp, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu có thời hạn 60 ngày.
Phương pháp tiêu hủy pháo, thuốc pháo ra sao?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 7 Nghị định 137/2020/NĐ-CP thì phương pháp tiêu hủy pháo, thuốc pháo được quy định như sau:
- Đối với các loại pháo, vỏ bằng vật liệu không chịu nước thì phải tháo bỏ hộp, giấy bảo quản, sau đó ngâm vào nước cho đến khi vỏ và thành phẩm tách rời nhau. Tiến hành vớt các vật liệu bằng giấy, bìa, cặn không tan trong nước để riêng, đem phơi khô và tiêu hủy bằng cách đốt hoặc chôn lấp; đối với nước có chứa hóa chất còn lại phải chôn lấp tại các địa điểm đã được Thủ trưởng cơ quan Quân sự cấp huyện hoặc Công an cấp huyện trở lên phê duyệt;
- Đối với các loại pháo, vỏ bằng vật liệu chịu nước thì phải tháo bỏ tách riêng phần vỏ và thuốc pháo. Đối với vỏ thì tiêu hủy bằng cách đốt hoặc chôn lấp; thuốc pháo phải ngâm vào nước cho đến khi thuốc pháo ngậm đủ nước làm mất tính năng nổ, cặn không tan đem phơi khô và tiêu hủy bằng cách đốt hoặc chôn lấp tại các địa điểm đã được Thủ trưởng cơ quan Quân sự cấp huyện hoặc Công an cấp huyện trở lên phê duyệt;
- Đối với thuốc pháo thực hiện như tiêu hủy thuốc pháo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 7 Nghị định 137/2020/NĐ-CP.