Cơ quan nào có quyền quyết định tổ chức lễ động thổ cho các dự án?

Chuyên viên pháp lý: Đỗ Trần Quỳnh Trang
Tham vấn bởi Luật sư: Nguyễn Thụy Hân
Cơ quan nào có quyền quyết định tổ chức lễ động thổ cho các dự án?

Nội dung chính

Cơ quan nào có quyền quyết định tổ chức lễ động thổ cho các dự án?

Căn cứ Điều 5 Quyết định 27/2023/QĐ-TTg quy định về cơ quan có thẩm quyền quyết định tổ chức lễ động thổ cho các dự án như sau:

Điều 5. Thẩm quyền quyết định tổ chức các buổi lễ
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định tổ chức các buổi lễ đối với công trình quy định tại khoản 1 Điều 3 quyết định này trên cơ sở đề nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chủ đầu tư.
2. Người đứng đầu bộ, cơ quan trung ương chủ trì, phối hợp với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tổ chức các buổi lễ đối với công trình do mình quyết định đầu tư quy định tại khoản 2 Điều 3 quyết định này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tổ chức các buổi lễ đối với công trình do mình quyết định đầu tư quy định tại khoản 2 Điều 3 quyết định này.
4. Chủ đầu tư lập kế hoạch tổ chức buổi lễ, trong đó nêu rõ: Nội dung, thời gian, địa điểm, thành phần, chi phí, phương án tiến hành; trình cấp có thẩm quyền quyết định.

Theo đó, thẩm quyền quyết định tổ chức lễ động thổ được xác định như sau:

(1) Công trình quan trọng quốc gia

Thủ tướng Chính phủ quyết định trên cơ sở đề nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chủ đầu tư.

(2) Công trình có giá trị lớn, có ý nghĩa quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của địa phương

- Người đứng đầu bộ, cơ quan trung ương chủ trì, phối hợp với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tổ chức các buổi lễ đối với công trình do mình quyết định đầu tư quy định.

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tổ chức các buổi lễ đối với công trình do mình quyết định đầu tư. 

Cơ quan nào có quyền quyết định tổ chức lễ động thổ cho các dự án?

Cơ quan nào có quyền quyết định tổ chức lễ động thổ cho các dự án? (Hình từ Internet)

Quy định về chi phí tổ chức lễ động thổ cho các công trình sử dụng ngân sách nhà nước?

Theo Điều 6 Quyết định 27/2023/QĐ-TTg quy định về chi phí tổ chức buổi lễ như sau:

- Chi phí tổ chức lễ động thổ được tính vào tổng mức đầu tư của dự án.

- Trên cơ sở cho phép tổ chức buổi lễ của người có thẩm quyền, chủ đầu tư lập, phê duyệt dự toán chi phí cho từng buổi lễ.

- Dự toán chi phí cho tổ chức buổi lễ được lập phù hợp với nội dung và quy mô của công trình, theo định mức, tiêu chuẩn, chế độ hiện hành của Nhà nước.

- Chủ đầu tư không được yêu cầu nhà thầu thanh toán chi phí cho việc tổ chức lễ động thổ. 

Đầu tư xây dựng được thực hiện theo trình tự quy định như thế nào? 

Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 175/2024/NĐ-CP về trình tự thực hiện đầu tư xây dựng như sau: 

(1) Trình tự thực hiện đầu tư xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật Xây dựng 2014 được quy định cụ thể như sau:

- Giai đoạn chuẩn bị dự án gồm các công việc: lập đề xuất chương trình, dự án sử dụng vốn vay ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài (nếu có); lập, thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư để quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư (nếu có); khảo sát xây dựng phục vụ lập dự án; lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng làm cơ sở lập dự án; lập, thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng để phê duyệt dự án, quyết định đầu tư xây dựng; các công việc cần thiết khác liên quan đến chuẩn bị dự án;

- Giai đoạn thực hiện dự án gồm các công việc: chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà phá bom mìn (nếu có); khảo sát xây dựng phục vụ thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở; lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng; cấp giấy phép xây dựng (đối với công trình theo quy định phải có giấy phép xây dựng); ký kết hợp đồng xây dựng; thi công xây dựng công trình; giám sát thi công xây dựng; tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành; vận hành, chạy thử; nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng; quyết toán hợp đồng xây dựng; giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng; các công việc cần thiết khác liên quan đến thực hiện dự án;

- Giai đoạn kết thúc xây dựng gồm các công việc: quyết toán hợp đồng xây dựng, quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành, xác nhận hoàn thành công trình; bàn giao công trình đưa vào sử dụng; bảo hành công trình xây dựng, bàn giao các hồ sơ liên quan; giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng; các công việc cần thiết khác.

(2) Trình tự thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình khẩn cấp thực hiện theo quy định tại Điều 69 Nghị định 175/2024/NĐ-CP. Trình tự thực hiện dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư có cấu phần xây dựng (sau đây gọi là dự án PPP) thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư.

(3) Đối với các dự án không quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 175/2024/NĐ-CP, tùy thuộc điều kiện cụ thể và yêu cầu kỹ thuật của dự án, người quyết định đầu tư quyết định trình tự thực hiện tuần tự hoặc kết hợp, đồng thời đối với các công việc quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 4 Nghị định 175/2024/NĐ-CP, phù hợp với các nội dung tại quyết định phê duyệt dự án.

(4) Đối với dự án thực hiện theo hình thức hợp đồng chìa khóa trao tay, trình tự đầu tư xây dựng được thực hiện phù hợp với nội dung quy định của hợp đồng.  

saved-content
unsaved-content
22