Cảnh sát giao thông có trả lại phương tiện trong trường hợp chưa bồi thường thiệt hại cho nạn nhân không?

Khi xảy ra tai nạn giao thông. Người bị nạn đang nằm viện chưa đồng ý thỏa thuận với bên đối phương thì cảnh sát giao thông có quyền trả phương tiện cho bên đối phương không?

Nội dung chính

    Cảnh sát giao thông có trả lại phương tiện trong trường hợp chưa bồi thường thiệt hại cho nạn nhân không?

    Thứ nhất, về thời hạn tạm giữ phương tiện gây tai nạn giao thông

    Theo quy định tại Khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 thì:

    8. Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

    Đối với vụ việc thuộc trường hợp quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều 66 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 mà cần có thêm thời gian để xác minh thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn việc tạm giữ; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày.

    Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề được tính từ thời điểm tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ thực tế.

    Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề không vượt quá thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 66 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này."

    Như vậy, theo quy định thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề là 7 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

    Thứ hai, xử lý đối với phương tiện tự chế

    Nghị quyết 32/2007/NQ-CP quy định như sau:

    Trên cơ sở "Đề án bảo đảm trật tự an toàn giao thông Quốc gia đến năm 2010", Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, các địa phương tập trung thực hiện quyết liệt và liên tục các giải pháp cấp bách sau đây:

    2. Kiên quyết cưỡng chế thi hành pháp luật trật tự an toàn giao thông và nâng cao năng lực cho lực lượng cảnh sát, thanh tra giao thông vận tải.
    – Từ ngày 01 tháng 01 năm 2008, đình chỉ lưu hành ô tô đã hết niên hạn sử dụng, xe công nông, xe tự chế 3,4 bánh. Trường hợp cố tính vi phạm sẽ bị tịch thu xử lý bán phế liệu, sung vào công quỹ.

    Tại khoản 4 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008 đã quy định rõ nghiêm cấm: Đưa xe cơ giới, xe máy chuyên dùng không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường tham gia giao thông đường bộ.

    Như vậy, đối với trường hợp sử dụng xe tự chế đã bị cấm lưu hành như trên thì sẽ bị xử phạt hành chính và còn có thể bị tịch thu. Và tùy vào tình hình cụ thể của từng địa phương thì sẽ quy định hỗ trợ chuyển đổi đối với xe tự chế khác nhau.

    19