Bảng cửu chương 7? Ví dụ về bảng cửu chương 7

Bảng cửu chương 7? Ví dụ về bảng cửu chương 7. Nội dung và phương pháp đánh giá học sinh tiểu học như thế nào?

Nội dung chính

    Bảng cửu chương 7? Ví dụ về bảng cửu chương 7

    Bảng cửu chương 7 là một phần quan trọng trong chương trình học toán tiểu học, giúp học sinh nắm vững các phép nhân cơ bản với số 7. Việc học bảng cửu chương không chỉ giúp phát triển kỹ năng tính toán mà còn là nền tảng cho việc giải quyết các bài toán phức tạp hơn trong các cấp học tiếp theo.

    Trong bảng cửu chương 7, các phép nhân của số 7 với các số từ 1 đến 10 được trình bày như sau:

    7 x 1 = 7

    7 x 2 = 14

    7 x 3 = 21

    7 x 4 = 28

    7 x 5 = 35

    7 x 6 = 42

    7 x 7 = 49

    7 x 8 = 56

    7 x 9 = 63

    7 x 10 = 70

    Ví dụ về bảng cửu chương 7

    (1) Nếu bạn có 7 chiếc bánh, mỗi chiếc bánh có giá 7 nghìn đồng, vậy tổng cộng bạn phải trả bao nhiêu tiền?

    7 x 7 = 49 (Tiền phải trả là 49 nghìn đồng)

    (2) Bạn có 5 hộp bút, mỗi hộp có 7 cây bút, tổng cộng bạn có bao nhiêu cây bút?

    5 x 7 = 35 (Bạn có 35 cây bút)

    Bảng cửu chương 7? Ví dụ về bảng cửu chương 7

    Bảng cửu chương 7? Ví dụ về bảng cửu chương 7 (Hình từ Internet)

    Nội dung và phương pháp đánh giá học sinh tiểu học như thế nào?

    Theo quy định tại Điều 5 Quy định Đánh giá học sinh tiểu học được ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT, nội dung và phương pháp đánh giá học sinh tiểu học như sau:

    (1) Nội dung đánh giá

    - Đánh giá quá trình học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập của học sinh đáp ứng yêu cầu cần đạt và biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.

    - Đánh giá sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh thông qua những phẩm chất chủ yếu và những năng lực cốt lõi như sau:

    + Những phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

    + Những năng lực cốt lõi:

    ++ Những năng lực chung: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo;

    ++ Những năng lực đặc thù: ngôn ngữ, tính toán, khoa học, công nghệ, tin học, thẩm mỹ, thể chất.

    (2) Phương pháp đánh giá

    Một số phương pháp đánh giá thường được sử dụng trong quá trình đánh giá học sinh gồm:

    - Phương pháp quan sát: Giáo viên theo dõi, lắng nghe học sinh trong quá trình giảng dạy trên lớp, sử dụng phiếu quan sát, bảng kiểm tra, nhật ký ghi chép lại các biểu hiện của học sinh để sử dụng làm minh chứng đánh giá quá trình học tập, rèn luyện của học sinh.

    - Phương pháp đánh giá qua hồ sơ học tập, các sản phẩm, hoạt động của học sinh: Giáo viên đưa ra các nhận xét, đánh giá về các sản phẩm, kết quả hoạt động của học sinh, từ đó đánh giá học sinh theo từng nội dung đánh giá có liên quan.

    - Phương pháp vấn đáp: Giáo viên trao đổi với học sinh thông qua việc hỏi đáp để thu thập thông tin nhằm đưa ra những nhận xét, biện pháp giúp đỡ kịp thời.

    - Phương pháp kiểm tra viết: Giáo viên sử dụng các bài kiểm tra gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo mức độ, yêu cầu cần đạt của chương trình, dưới hình thức trắc nghiệm, tự luận hoặc kết hợp trắc nghiệm và tự luận để đánh giá mức đạt được về các nội dung giáo dục cần đánh giá.

    Mục đích đánh giá học sinh tiểu học là gì?

    Căn cứ vào Điều 3 Quy định Đánh giá học sinh tiểu học được ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT, theo đó:

    Mục đích đánh giá là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, xác định được thành tích học tập, rèn luyện theo mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học và sự tiến bộ của học sinh để hướng dẫn hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, cụ thể như sau:

    - Giúp giáo viên điều chỉnh, đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp giáo dục trong quá trình dạy học, giáo dục; kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ của học sinh nhằm động viên, khích lệ và phát hiện những khó khăn chưa thể tự vượt qua của học sinh để hướng dẫn, giúp đỡ nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh; góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học.

    - Giúp học sinh có khả năng tự nhận xét, tham gia nhận xét; tự học, tự điều chỉnh cách học; giao tiếp, hợp tác; có hứng thú học tập và rèn luyện để tiến bộ.

    - Giúp cha mẹ học sinh hoặc người giám hộ (sau đây gọi chung là cha mẹ học sinh) tham gia đánh giá quá trình và kết quả học tập, rèn luyện, quá trình hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh; tích cực hợp tác với nhà trường trong các hoạt động giáo dục học sinh.

    - Giúp cán bộ quản lý giáo dục các cấp kịp thời chỉ đạo các hoạt động giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp đánh giá nhằm đạt hiệu quả giáo dục.

    - Giúp các tổ chức xã hội nắm thông tin chính xác, khách quan, phát huy nguồn lực xã hội tham gia đầu tư phát triển giáo dục.

    Chuyên viên pháp lý Võ Trung Hiếu
    13
    Quản lý: Công ty TNHH THƯ VIỆN NHÀ ĐẤT Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số ..., do ... cấp ngày ... (dự kiến) Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ