4 nhóm khoáng sản theo Luật Địa chất và khoáng sản 2024 áp dụng từ ngày 01/7/2025?
Nội dung chính
4 nhóm khoáng sản theo Luật Địa chất và khoáng sản 2024 áp dụng từ ngày 01/7/2025?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Luật Địa chất và khoáng sản 2024 có quy định về phân nhóm khoáng sản như sau:
Phân nhóm khoáng sản
1. Căn cứ công dụng và mục đích quản lý, khoáng sản được phân loại thành các nhóm sau đây:
a) Khoáng sản nhóm I bao gồm: khoáng sản kim loại; khoáng sản năng lượng; đá quý, đá bán quý; khoáng chất công nghiệp;
b) Khoáng sản nhóm II bao gồm: khoáng sản làm vật liệu trong ngành công nghiệp xây dựng phục vụ sản xuất xi măng, gạch ốp lát, sứ vệ sinh, kính xây dựng, đá ốp lát, đá mỹ nghệ, vôi công nghiệp, vật liệu chịu lửa;
c) Khoáng sản nhóm III bao gồm: khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, trừ trường hợp quy định tại điểm b và điểm d khoản này; than bùn, bùn khoáng, nước khoáng thiên nhiên, nước nóng thiên nhiên;
d) Khoáng sản nhóm IV bao gồm: khoáng sản chỉ phù hợp với mục đích làm vật liệu san lấp, đắp nền móng công trình, xây dựng công trình thủy lợi, phòng, chống thiên tai, gồm: đất sét, đất đồi, đất có tên gọi khác; đất lẫn đá, cát, cuội hoặc sỏi; cát (trừ cát, sỏi lòng sông, lòng hồ và khu vực biển).
2. Chính phủ quy định chi tiết danh mục khoáng sản theo nhóm; quy định việc phân nhóm đối với khoáng sản có nhiều mục đích sử dụng.
Theo đó, căn cứ công dụng và mục đích quản lý, khoáng sản được phân loại thành 4 nhóm khoáng sản:
(1) Nhóm 1 là các khoáng sản kim loại; khoáng sản năng lượng; đá quý, đá bán quý; khoáng chất công nghiệp.
(2) Nhóm 2 là các khoáng sản làm vật liệu trong ngành công nghiệp xây dựng phục vụ sản xuất xi măng, gạch ốp lát, sứ vệ sinh, kính xây dựng, đá ốp lát, đá mỹ nghệ, vôi công nghiệp, vật liệu chịu lửa.
(3) Nhóm 3: khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, trừ trường hợp quy định tại điểm b và điểm d khoản này; than bùn, bùn khoáng, nước khoáng thiên nhiên, nước nóng thiên nhiên
(4) Nhóm 4: là các khoáng sản chỉ phù hợp với mục đích làm vật liệu san lấp, đắp nền móng công trình, xây dựng công trình thủy lợi, phòng, chống thiên tai, gồm: đất sét, đất đồi, đất có tên gọi khác; đất lẫn đá, cát, cuội hoặc sỏi; cát (trừ cát, sỏi lòng sông, lòng hồ và khu vực biển).
4 nhóm khoáng sản theo Luật Địa chất và khoáng sản 2024 áp dụng từ ngày 01/7/2025.
Tuy nhiên, đối với nhóm 4 được quy định tại điểm d khoản 1 Điều 6 Luật Địa chất và khoáng sản 2024 có hiệu từ ngày 15/01/2025.
4 nhóm khoáng sản theo Luật Địa chất và khoáng sản 2024 áp dụng từ ngày 01/7/2025? (Ảnh từ Internet)
Quy hoạch khoáng sản nhóm I, quy hoạch khoáng sản nhóm II, phương án quản lý về địa chất, khoáng sản là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Luật Địa chất và khoáng sản 2024 như sau:
Quy hoạch khoáng sản nhóm I, quy hoạch khoáng sản nhóm II, phương án quản lý về địa chất, khoáng sản
1. Quy hoạch khoáng sản nhóm I, quy hoạch khoáng sản nhóm II là quy hoạch ngành quốc gia.
2. Phương án quản lý về địa chất, khoáng sản là hợp phần trong phương án bảo vệ môi trường, khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên, đa dạng sinh học, phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn được tích hợp vào quy hoạch tỉnh.
3. Quy hoạch khoáng sản nhóm I, quy hoạch khoáng sản nhóm II, phương án quản lý về địa chất, khoáng sản phải bảo đảm nguyên tắc hạn chế chia cắt khu vực khoáng sản có thể đầu tư khai thác hiệu quả ở quy mô lớn để khoanh định thành các khu vực có quy mô nhỏ.
4. Việc lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh, điều chỉnh theo trình tự, thủ tục rút gọn, công bố, tổ chức thực hiện quy hoạch khoáng sản nhóm I, quy hoạch khoáng sản nhóm II phải tuân thủ quy định của pháp luật về quy hoạch.
5. Chính phủ quy định chi tiết khoản 2 Điều này; phân công cơ quan tổ chức lập, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch điều tra cơ bản địa chất, khoáng sản, quy hoạch khoáng sản nhóm I, quy hoạch khoáng sản nhóm II.
Theo đó, quy hoạch khoáng sản nhóm I, quy hoạch khoáng sản nhóm II là quy hoạch ngành quốc gia.
Quy hoạch khoáng sản nhóm I, quy hoạch khoáng sản nhóm II, phương án quản lý về địa chất, khoáng sản được thực hiện theo quy định trên.
Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất, khoáng sản được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 11 Luật Địa chất và khoáng sản 2024 như sau:
Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất, khoáng sản
1. Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất, khoáng sản là quy hoạch ngành quốc gia, phải bảo đảm nguyên tắc cung cấp đầy đủ thông tin, dữ liệu địa chất, khoáng sản, tài nguyên địa chất khác phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh; phòng, chống tai biến địa chất; thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng.
2. Căn cứ lập quy hoạch điều tra cơ bản địa chất, khoáng sản bao gồm các căn cứ theo quy định của pháp luật về quy hoạch và các căn cứ sau đây:
a) Kết quả thực hiện quy hoạch điều tra cơ bản địa chất, khoáng sản của kỳ trước; nhu cầu điều tra cơ bản địa chất, điều tra địa chất về khoáng sản của các Bộ, ngành, địa phương;
b) Nhu cầu thông tin, dữ liệu về tài nguyên địa chất, khoáng sản và các điều kiện địa chất khác;
c) Tiền đề, dấu hiệu địa chất liên quan đến tài nguyên địa chất, khoáng sản mới phát hiện.
3. Việc lập, thẩm định, phê duyệt, công bố, tổ chức thực hiện quy hoạch điều tra cơ bản địa chất, khoáng sản phải tuân thủ quy định của pháp luật về quy hoạch.
Như vậy, quy hoạch điều tra cơ bản địa chất, khoáng sản là quy hoạch ngành quốc gia phải bảo đảm nguyên tắc cung cấp đầy đủ thông tin, dữ liệu địa chất, khoáng sản, tài nguyên địa chất khác phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh; phòng, chống tai biến địa chất; thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng.
Việc lập quy hoạch điều tra cơ bản địa chất, khoáng sản căn cứ vào những quy định như trên.
Luật Địa chất và khoáng sản 2024 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2025.