Tải file word mẫu lời chứng chứng thực di chúc (Mẫu 21-PLII-CT Thông tư 11/2025/TT-BTP)

Ngày 25/6/2025, Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Thông tư 11/2025/TT-BTP trong đó có mẫu lời chứng chứng thực di chúc (Mẫu 21-PLII-CT Thông tư 11/2025/TT-BTP).

Nội dung chính

    Tải file word mẫu lời chứng chứng thực di chúc (Mẫu 21-PLII-CT Thông tư 11/2025/TT-BTP)

    Ngày 25/6/2025, Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Thông tư 11/2025/TT-BTP sửa đổi các Thông tư thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2025.

    Phụ lục biểu mẫu về hòa giải thương mại, công chứng, trợ giúp pháp lý, chứng thực ban hành kèm theo Thông tư 11/2025/TT-BTP quy định 46 biểu mẫu, trong đó có mẫu lời chứng chứng thực di chúc (Mẫu 21-PLII-CT Thông tư 11/2025/TT-BTP).

    Tải file word mẫu lời chứng chứng thực di chúc (Mẫu 21-PLII-CT Thông tư 11/2025/TT-BTP)

    Tải file word mẫu lời chứng chứng thực di chúc (Mẫu 21-PLII-CT Thông tư 11/2025/TT-BTP)Tải file word mẫu lời chứng chứng thực di chúc (Mẫu 21-PLII-CT Thông tư 11/2025/TT-BTP) 

    Lời chứng chứng thực di chúc của công chứng viên phải ghi rõ những gì?

    Căn cứ khoản 1 Điều 48 Luật Công chứng 2024 quy định lời chứng chứng thực di chúc của công chứng viên phải ghi rõ những nội dung sau:

    - Thời điểm, địa điểm công chứng;

    - Họ, tên công chứng viên, tên tổ chức hành nghề công chứng;

    - Chứng nhận người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện, có năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật, mục đích, nội dung của giao dịch không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội;

    - Chữ ký, dấu điểm chỉ trong giao dịch đúng là chữ ký, dấu điểm chỉ của người yêu cầu công chứng, chữ ký, dấu điểm chỉ của người làm chứng, người phiên dịch trong trường hợp có người làm chứng, người phiên dịch và được ký, điểm chỉ trước sự chứng kiến của công chứng viên hoặc được ký trước đối với trường hợp đăng ký chữ ký mẫu quy định tại khoản 2 Điều 50 Luật Công chứng 2024

    - Trách nhiệm của công chứng viên đối với giao dịch;

    - Các thông tin về lý do công chứng ngoài trụ sở, việc làm chứng, phiên dịch trong trường hợp công chứng ngoài trụ sở hoặc việc công chứng có người làm chứng, người phiên dịch.

    Di chúc có hết hạn không? Nếu hết hạn thì những người thừa kế có còn được hưởng di sản nữa không?

    Căn cứ Điều 643 Bộ luật Dân sự 2015 quy định hiệu lực của di chúc như sau:

    Điều 643. Hiệu lực của di chúc
    1. Di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế.
    2. Di chúc không có hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong trường hợp sau đây:
    a) Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc;
    b) Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
    Trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, một trong nhiều cơ quan, tổ chức được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ phần di chúc có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức này không có hiệu lực.
    3. Di chúc không có hiệu lực, nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế; nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực.
    4. Khi di chúc có phần không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại thì chỉ phần đó không có hiệu lực.
    5. Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực.

    Bên cạnh đó, tại khoản 1 Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015 quy định thời hiệu thừa kế như sau:

    Điều 623. Thời hiệu thừa kế
    1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:
    a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;
    b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.
    2. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
    3. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

     Như vậy, di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế (thời điểm người để lại di chúc chết) và có hiệu lực xuyên suốt.

    Tuy nhiên, di chúc này chỉ có hiệu lực xác lập quyền hưởng phần thừa kế cho người thừa kế trong thời hạn sau:

    - Đối với động sản là 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế.

    - Đối với bất động sản là 30 năm kể từ thời điểm mở thừa kế.

    Quá thời hạn nêu trên người hưởng thừa kế theo di chúc không thực hiện thủ tục thừa hưởng phần sản để lại theo di chúc thì sẽ không được quyền xác lập quyền sở hữu đối với di sản theo nội dung của di chúc mà di sản sẽ thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó.

    saved-content
    unsaved-content
    1