13:35 - 11/01/2025

Lịch đi học lại sau Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025 của học sinh TPHCM

Lịch nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 của học sinh TP. Hồ Chí Minh? Lịch đi học lại sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 của học sinh TP. Hồ Chí Minh?

Nội dung chính

    Lịch đi học lại sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 của học sinh TP. Hồ Chí Minh

    Căn cứ theo Kế hoạch thời gian năm học 2024 - 2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, ban hành kèm theo Quyết định 3089/QĐ-UBND năm 2024 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh về lịch đi học lại sau Tết của học sinh TP. Hồ Chí Minh, cụ thể như sau:

    - Ngày nghỉ lễ được quy định bởi pháp luật Lao động nếu trùng vào ngày nghỉ cuối tuần thì được nghỉ bù vào ngày làm việc kế tiếp. Hiệu trưởng các trường chủ động xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp cho đơn vị mình đúng qui định.

    - Dự kiến ngày thi tốt nghiệp THPT năm 2025: dự kiến diễn ra vào ngày 26 và 27/6/2025

    - Nghỉ tết Âm lịch dự kiến bắt đầu từ ngày 25/01/2025 (26 tháng Chạp Âm lịch) đến hết ngày 02/02/2025 (Mùng 5 tháng Giêng Âm lịch).

    Mới đây, UBND TP. HCM đã đồng ý với tờ trình của Sở Giáo dục và Đào tạo TP. HCM về việc kéo dài thời gian nghỉ Tết Nguyên đán Âm lịch 2025 cho học sinh trên địa bàn thành phố.

    Theo đó, UBND TP.HCM đã chấp thuận đề xuất này, thống nhất điều chỉnh thời gian nghỉ Tết Nguyên đán 2025 cho các cấp giáo dục mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên.

    Cụ thể, lịch nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 của học sinh TP. Hồ Chí Minh tổng cộng là 11 ngày, từ ngày 23/1/2025 (24 tháng Chạp năm Giáp Thìn) đến hết ngày 2/2/2025 (mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ) và học sinh TP. Hồ Chí Minh sẽ trở lại trường học theo đúng lịch đi học lại sau Tết.

    Như vậy, lịch đi học lại sau Tết của học sinh TPHCM là vào ngày 3/2/2025 (mùng 6 tháng Giêng năm Ất Tỵ 2025).

    Lịch đi học lại sau Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025 của học sinh TP. Hồ Chí Minh

    Lịch đi học lại sau Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025 của học sinh TP. Hồ Chí Minh (Hình từ Internet)

    Khung kế hoạch thời gian năm học 2024 2025 cụ thể ra sao?

    Theo quy định tại Điều 1 Quyết định 2045/QĐ-BGDĐT năm 2024 về Ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2024 - 2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên áp dụng trong toàn quốc cụ thể như sau:

    - Tựu trường sớm nhất trước 01 tuần so với ngày tổ chức khai giảng. Riêng đối với lớp 1, tựu trường sớm nhất trước 02 tuần so với ngày tổ chức khai giảng.

    - Tổ chức khai giảng vào ngày 05 tháng 9 năm 2024.

    - Kết thúc học kỳ I trước ngày 18 tháng 01 năm 2025, hoàn thành chương trình và kết thúc năm học trước ngày 31 tháng 5 năm 2025.

    - Xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học và xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở trước ngày 30 tháng 6 năm 2025.

    - Hoàn thành tuyển sinh các lớp đầu cấp trước ngày 31 tháng 7 năm 2025.

    - Thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025 dự kiến diễn ra trong ngày 26 và ngày 27 tháng 6 năm 2025.

    - Các kỳ thi cấp quốc gia khác được tổ chức theo quy định và hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

    Trách nhiệm của giáo viên trong việc đánh giá học sinh tiểu học là gì?

    Căn cứ theo Điều 16 Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT, trách nhiệm của giáo viên trong việc đánh giá học sinh tiểu học đó là:

    - Đối với giáo viên chủ nhiệm:

    + Chịu trách nhiệm đánh giá, tổng hợp kết quả giáo dục học sinh trong lớp; hoàn thành hồ sơ đánh giá học sinh theo quy định; nghiệm thu, bàn giao kết quả giáo dục học sinh cho lớp học sau.

    + Thông báo riêng cho cha mẹ học sinh về kết quả đánh giá quá trình học tập, rèn luyện và đánh giá kết quả giáo dục của mỗi học sinh.

    + Hướng dẫn học sinh tự nhận xét và tham gia nhận xét bạn, nhóm bạn. Tuyên truyền cho cha mẹ học sinh về nội dung và cách thức đánh giá theo Quy định này; phối hợp và hướng dẫn cha mẹ học sinh tham gia vào quá trình đánh giá.

    - Đối với giáo viên giảng dạy môn học:

    + Chịu trách nhiệm đánh giá quá trình học tập, rèn luyện và kết quả học tập của học sinh đối với môn học, hoạt động giáo dục theo quy định.

    + Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên cùng lớp, cha mẹ học sinh thực hiện việc đánh giá học sinh; hoàn thành hồ sơ đánh giá học sinh; nghiệm thu kết quả giáo dục học sinh.

    + Hướng dẫn học sinh tự nhận xét và tham gia nhận xét bạn, nhóm bạn.

    - Giáo viên theo dõi sự tiến bộ của học sinh, ghi chép những lưu ý với học sinh có nội dung chưa hoàn thành hoặc có tiến bộ trong học tập và rèn luyện.

    Yêu cầu trong việc đánh giá học sinh tiểu học là gì?

    Căn cứ theo Điều 4 Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT, việc đánh giá học sinh tiểu học phải đáp ứng 3 yêu cầu dưới đây:

    - Đánh giá học sinh thông qua đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt và biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục và những biểu hiện phẩm chất, năng lực của học sinh theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.

    - Đánh giá thường xuyên bằng nhận xét, đánh giá định kỳ bằng điểm số kết hợp với nhận xét; kết hợp đánh giá của giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh, trong đó đánh giá của giáo viên là quan trọng nhất.

    - Đánh giá sự tiến bộ và vì sự tiến bộ của học sinh; coi trọng việc động viên, khuyến khích sự cố gắng trong học tập, rèn luyện của học sinh; giúp học sinh phát huy nhiều nhất khả năng, năng lực; đảm bảo kịp thời, công bằng, khách quan; không so sánh học sinh này với học sinh khác, không tạo áp lực cho học sinh, giáo viên và cha mẹ học sinh.

    721
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ