08:50 - 19/12/2024

Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 có đáp án? Kiến thức tiếng Việt môn Ngữ văn mà học sinh lớp 10 được học là gì?

Học sinh tham khảo đề thi giữa kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 có đáp án? Kiến thức tiếng Việt môn Ngữ văn mà học sinh lớp 10 được học là gì?

Nội dung chính

    Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 có đáp án?

    Dưới đây là tổng hợp 05 đề thi giữa kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 mà học sinh có thể tham khảo để chuẩn bị cho kì thi sắp tới:

    SỞ GD & ĐT …

    TRƯỜNG THPT ………

    --------------------

    ĐỀ THI GIỮA KÌ 1

    Năm học: 2024 – 2025

    Môn thi: NGỮ VĂN

    Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

    -------------------

    PHẦN I: ĐỌC – HIỂU (4,0 điểm)

    Đọc đoạn văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

    Trước khi có Trời đất, vũ trụ chỉ là một khối khí hỗn độn, trong đó không có ánh sáng và âm thanh. Tại trung tâm có một cục đá lớn đã thọ khí Âm Dương chiếu diệu rất lâu đời, nên đã thâu được các tính linh thông của vũ trụ mà tạo thành thai người. Sau 10 tháng 16 ngày (có tích là qua 18.000 năm thai nghén), đúng giờ Dần, một tiếng nổ vang, khối đá linh ấy nứt ra, một vị Linh Chân hy hữu ra đời, là Thần mang hình hài như con người được gọi là Bàn Cổ. Ngài cảm thấy không gian này vô cùng chật chội, liền dùng một cái rìu phá tan khối hỗn độn. Khối hỗn độn ấy mở ra, chia làm hai phần: phần nhẹ mà trong mỗi ngày đều bay lên cao, vì thế hình thành bầu trời; phần nặng mà đục mỗi ngày đều rơi xuống thấp, vì thế hình thành mặt đất. Giữa Trời và Đất, Bàn Cổ cũng mỗi ngày lớn lên một trượng. Ngài càng lớn càng cao, trở thành đầu đội trời, chân đạp đất, một người cao lớn không ai sánh nổi.

    Vừa sinh ra thì vị ấy tập đi, tập chạy, tập nhảy, hớp gió nuốt sương, ăn hoa quả, dần dần lớn lên, mình cao trăm thước, đầu như rồng, có lông đầy mình, sức mạnh vô cùng. Một ngày kia, Bàn Cổ chạy qua hướng Tây, bắt gặp một cái búa và một cái dùi ước nặng ngàn cân. Bàn Cổ, tay phải cầm búa, tay trái cầm dùi, ra sức mở mang cõi trần. Thuở đó Trời Ðất còn mờ mịt. Ngài ước cho phân biệt Trời Ðất thì nhân vật mới hóa sinh được. Ngài ao ước vừa dứt tiếng thì sấm nổ vang, Thiên thanh, Ðịa minh, vạn vật sinh ra đều có đủ cả. Ngài liền chỉ Trời là Cha, chỉ Ðất là Mẹ, muôn dân là con. Ngài chính là tôn chủ sáng lập thế gian, nên cũng gọi Ngài là Thái Thượng Ðạo Quân. Ngài tự xưng là Thiên tử, tức là con Trời, cai trị muôn dân. Ngài là vị vua đầu tiên của cõi thế gian nên gọi Ngài là Hỗn Độn thị.

    Tương truyền, Bàn Cổ có ba người con là Phục Hy, Nữ Oa, và Hoa Tư

    Bàn Cổ thọ được 18.000 tuổi rồi quy tiên. Khi Ngài chết, mắt trái biến thành mặt trời, mắt phải biến thành mặt trăng, máu biến thành sông, mỡ biến thành biển, râu tóc biến thành thảo mộc, thịt biến thành đất đai, tóc biến thành tinh tú, da biến thành cây cỏ, xương cốt và răng biến thành vàng đá, tinh túy biến thành châu ngọc, mồ hôi biến thành mưa. Đầu Ngài biến thành Đông Nhạc Thái Sơn, hai chân biến thành Tây Nhạc Hoa Sơn, ngực và bụng biến thành Trung Nhạc Tùng Sơn, vai trái biến thành Nam Nhạc Hoành Sơn, tay phải biến thành Bắc Nhạc Hằng Sơn.

    (Theo Thần thoại Trung Quốc- Nguồn: Internet)

    Câu 1. (1.0 điểm) Xác định thời gian thần thoại, không gian thần thoại của văn bản.

    Câu 2. (1.0 điểm) Xác định cốt truyện và nhân vật của văn bản.

    Câu 3. (1.0 điểm) Chỉ ra phép tu từ trong câu văn sau và nêu tác dụng: “Vừa sinh ra thì vị ấy tập đi, tập chạy, tập nhảy, hớp gió nuốt sương, ăn hoa quả, dần dần lớn lên, mình cao trăm thước, đầu như rồng, có lông đầy mình, sức mạnh vô cùng.”

    Câu 4. (1.0 điểm) Nêu ý nghĩa của truyện thần thoại trên.

    PHẦN 2: LÀM VĂN (6.0 điểm) Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và một số hình thức nghệ thuật của truyện ngụ ngôn sau:

    Câu chuyện Kiến giết Voi

    Trong một khu rừng rậm có một con voi rất hung dữ. Gặp bất kì loài vật nào, Voi cũng dùng đôi ngà ghê gớm của mình húc chết. Voi chưa chịu thua một loài vật nào. Vì vậy, càng ngày Voi càng kiêu ngạo .

    Tải về để xem toàn bộ 05 đề thi giữa kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 có đáp án

    Lưu ý: Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 chỉ mang tính tham khảo

    Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 có đáp án? Kiến thức tiếng Việt môn Ngữ văn mà học sinh lớp 10 được học là gì?

    Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 có đáp án? Kiến thức tiếng Việt môn Ngữ văn mà học sinh lớp 10 được học là gì? (Hình từ Internet)

    Kiến thức tiếng Việt môn Ngữ văn mà học sinh lớp 10 được học là gì?

    Căn cứ mục V Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định về kiến thức tiếng Việt môn Ngữ văn mà học sinh lớp 10 được học bao gồm:

    - Lỗi dùng từ và cách sửa

    - Lỗi về trật tự từ và cách sửa

    - Biện pháp tu từ chêm xen, liệt kê: đặc điểm và tác dụng

    - Lỗi về liên kết đoạn văn và văn bản: dấu hiệu nhận biết và cách chỉnh sửa

    - Kiểu văn bản và thể loại

    + Văn bản nghị luận: mục đích, quan điểm của người viết; cách sắp xếp, trình bày luận điểm, lí lẽ và bằng chứng; các yếu tố tự sự, biểu cảm trong văn bản nghị luận; bài nghị luận về một vấn đề xã hội; bài nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học; bài nghị luận về bản thân

    + Văn bản thông tin: sự kết hợp giữa phương tiện ngôn ngữ và các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ; sự kết hợp các phương thức biểu đạt; cách đưa tin và quan điểm của người viết; văn bản thuyết minh tổng hợp; nội quy, bản hướng dẫn ở nơi công cộng

    - Cách đánh dấu phần bị tỉnh lược trong văn bản, cách chú thích trích dẫn và ghi cước chú

    - Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ: hình ảnh, số liệu, biểu đồ, sơ đồ,...

    Định hướng chung của phương pháp giáo dục môn Ngữ văn như thế nào?

    Theo quy định tại mục V Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT thi định hướng chung của phương pháp giáo dục môn Ngữ văn như sau:

    Chương trình môn Ngữ văn vận dụng các phương pháp giáo dục theo định hướng chung là dạy học tích hợp và phân hóa; đa dạng hoá các hình thức tổ chức, phương pháp và phương tiện dạy học; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập và vận dụng kiến thức, kĩ năng của học sinh.

    Căn cứ vào chương trình, giáo viên chủ động, linh hoạt xây dựng và tổ chức các bài học theo định hướng sau:

    - Thực hiện yêu cầu tích hợp nội môn (cả kiến thức và kĩ năng), tích hợp liên môn và tích hợp những nội dung giáo dục ưu tiên (xuyên môn); thực hiện dạy học phân hóa theo đối tượng học sinh ở tất cả các cấp và phân hóa góp phần định hướng nghề nghiệp ở trung học phổ thông.

    - Rèn luyện cho học sinh phương pháp đọc, viết, nói và nghe; thực hành, trải nghiệm việc tiếp nhận và vận dụng kiến thức tiếng Việt, văn học thông qua các hoạt động học bằng nhiều hình thức trong và ngoài lớp học; chú trọng sử dụng các phương tiện dạy học, khắc phục tình trạng dạy theo kiểu đọc chép, phát triển tư duy, rèn luyện kĩ năng sử dụng các phương tiện cho học sinh.

    - Tăng cường, phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh; dành nhiều thời gian cho học sinh nghiên cứu sách giáo khoa và tài liệu học tập, luyện tập, thực hành, trình bày, thảo luận, bảo vệ kết quả học tập để học sinh biết tự đọc, viết, nói và nghe theo những yêu cầu và mức độ khác nhau; kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.

    10