16:06 - 08/01/2025

Mẫu mở bài văn nghị luận xã hội về tinh thần đoàn kết hay nhất?

Học sinh tham khảo một số mẫu mở bài văn nghị luận xã hội về tinh thần đoàn kết hay nhất?

Nội dung chính

    Từ khóa:
    Nghị luận xã hội|Môn Ngữ văn|Giáo dục phổ thông|Mẫu mở bài văn nghị luận xã hội|Tinh thần đoàn kết
    ------
    Từ khóa hiển thị:
    Môn ngữ văn lớp 10
    ----------

    Mẫu mở bài văn nghị luận xã hội về tinh thần đoàn kết lớp 10 hay nhất?

    Dưới đây là một số mẫu mở bài văn nghị luận xã hội về tinh thần đoàn kết lớp 10 hay nhất?

    Mẫu mở bài văn nghị luận xã hội về tinh thần đoàn kết

    Mẫu 1: Đoàn kết là sức mạnh, tinh thần đoàn kết là truyền thống quý báu của ông cha ta để lại và được thế hệ sau tiếp nối, sự đoàn kết đã nhiều lần giúp đất nước vượt qua cảnh hiểm nghèo.

    Mẫu 2: Từ ngàn xưa, dân tộc ta luôn coi trọng tinh thần đoàn kết. Đó chính là sức mạnh đã giúp dân tộc ta vững bước đến ngày nay cho dù đã trải qua bao nhiêu khó khăn, thử thách. Bác Hồ đã từng nói: “Đoàn kết là sức mạnh vô địch”. Câu nói ngắn gọn, dễ hiểu này là một trong những chân lý tồn tại của dân tộc ta.

    Mẫu 3: Trong quá trình dựng nước và giữ nước, nhân dân ta thực hiện tốt bài học đoàn kết nên đã liên tục vượt qua trở ngại để giành độc lập dân tộc. Tinh thần đoàn kết ấy trở thành một truyền thống quý báu của dân tộc và được đúc kết thành một chân lí giàu hình ảnh qua hai câu tục ngữ sau:

    Một cây làm chẳng nên non

    Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

    Mẫu 4: Để tạo nên một tập thể, cộng đồng vững mạnh, mỗi cá nhân phải gắn kết mình với cộng đồng. Sự liên kết của nhiều cá nhân sẽ tạo nên sức mạnh của tập thể, cộng đồng. Đồng thời, cũng cần tương trợ lẫn nhau để hoàn thành công việc, vượt qua khó khăn thử thách, hướng đến thành công. Bởi thế, một trong những đức tính cần phải có đó là tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau.

    Mẫu 5: Có người nói rằng nếu tất cả mọi người cùng hướng về một hướng, cùng tiến về phía trước, thì thành công sẽ tự nó đến. Một khi chúng ta đoàn kết lại sẽ tạo nên sức mạnh lớn lao. Bởi thế, tinh thần đoàn kết là yếu tốt rất quan trọng trong mọi công việc và trong cuộc sống.

    Mẫu 6: Nơi nào có đoàn kết, nơi đó có thắng lợi. Đoàn kết tạo nên sức mạnh vượt trội mà một cá nhân không thể đạt được. Khi chung sức, con người có thể làm nên những điều kỳ diệu, còn thiếu đoàn kết sẽ dẫn đến thất bại. Lịch sử đã chứng minh, những dân tộc nhỏ bé nhờ đoàn kết mà trở nên vĩ đại, trong khi những dân tộc hùng mạnh lại bị diệt vong vì thiếu sự hợp tác.

    Mẫu 7: Trong cuộc sống, không ai có thể tồn tại một mình mà không cần đến sự hợp tác và hỗ trợ từ người khác. Đoàn kết không chỉ giúp con người vượt qua khó khăn, thử thách mà còn thúc đẩy sự phát triển bền vững, xây dựng một tập thể vững mạnh. Như Bác Hồ từng dạy: "Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công", tinh thần đoàn kết luôn là yếu tố không thể thiếu trong mọi thời kỳ.

    Lưu ý: Mẫu mở bài văn nghị luận xã hội về tinh thần đoàn kết lớp 10 chỉ mang tính tham khảo.

    Mẫu mở bài văn nghị luận xã hội về tinh thần đoàn kết hay nhất?

    Mẫu mở bài văn nghị luận xã hội về tinh thần đoàn kết hay nhất? (Hình từ Internet)

    Kiến thức tiếng Việt môn Ngữ văn lớp 10 gồm những gì?

    Căn cứ mục V Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định về kiến thức tiếng Việt môn Ngữ văn lớp 10 như sau:

    - Lỗi dùng từ và cách sửa

    - Lỗi về trật tự từ và cách sửa

    - Biện pháp tu từ chêm xen, liệt kê: đặc điểm và tác dụng

    - Lỗi về liên kết đoạn văn và văn bản: dấu hiệu nhận biết và cách chỉnh sửa

    - Kiểu văn bản và thể loại

    + Văn bản nghị luận: mục đích, quan điểm của người viết; cách sắp xếp, trình bày luận điểm, lí lẽ và bằng chứng; các yếu tố tự sự, biểu cảm trong văn bản nghị luận; bài nghị luận về một vấn đề xã hội; bài nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học; bài nghị luận về bản thân

    + Văn bản thông tin: sự kết hợp giữa phương tiện ngôn ngữ và các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ; sự kết hợp các phương thức biểu đạt; cách đưa tin và quan điểm của người viết; văn bản thuyết minh tổng hợp; nội quy, bản hướng dẫn ở nơi công cộng

    - Cách đánh dấu phần bị tỉnh lược trong văn bản, cách chú thích trích dẫn và ghi cước chú

    - Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ: hình ảnh, số liệu, biểu đồ, sơ đồ,...

    Thiết bị dạy học trong môn Ngữ văn được quy định như thế nào?

    Căn cứ mục VIII Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định về thiết bị dạy học môn Ngữ văn như sau:

    - Thiết bị dạy học tối thiểu của môn Ngữ văn là tủ sách tham khảo, có đủ các loại văn bản lớn là văn bản văn học, văn bản nghị luận, văn bản thông tin; có đủ các hình thức sách truyện, sách truyện tranh.

    + Trong mỗi loại văn bản lớn có đủ các tiểu loại: văn bản văn học gồm truyện, thơ, kịch, kí; văn bản nghị luận gồm nghị luận văn học và nghị luận xã hội; văn bản thông tin gồm văn bản thuyết minh và văn bản nhật dụng.

    + Một số tranh ảnh như chân dung các nhà văn lớn có trong chương trình; tranh ảnh minh hoạ cho nội dung, nghệ thuật của một số tác phẩm lớn như Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ, Bình Ngô đại cáo, Truyện Kiều, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Tuyên ngôn Độc lập,...

    - Những trường có điều kiện thì cần trang bị thêm:

    + Nối mạng Internet, có máy tính, màn hình và máy chiếu (projector); trang bị thêm một số phần mềm dạy học tiếng Việt;

    + Các CD, video clip có nội dung giới thiệu các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử của đất nước, quê hương của các nhà văn (để dạy và học văn bản thuyết minh);

    + Một số bộ phim hoạt hình, phim truyện được chuyển thể từ các tác phẩm văn học hoặc các CD, video clip ghi một số vở diễn từ các kịch bản văn học;

    + Các băng đĩa CD ghi bản nhạc được phổ từ các bài thơ đã chọn làm ngữ liệu dạy học hay một số văn bản đọc mở rộng, các cuộc giao lưu, nói chuyện chuyên đề của các nhà văn, nhà nghiên cứu, phê bình văn học;

    + Các sách giáo khoa Ngữ văn, sách văn học và các tài liệu giáo dục văn học dạng điện tử.

    34