16:36 - 08/01/2025

Mẫu bài văn nghị luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen đi học muộn? Học sinh đi học muộn thì bị xử lý kỷ luật như thế nào?

Học sinh tham khảo các mẫu bài văn nghị luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen đi học muộn? Học sinh đi học muộn thì bị xử lý kỷ luật như thế nào?

Nội dung chính

    Mẫu bài văn nghị luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen đi học muộn môn Ngữ văn lớp 10?

    Các bạn học sinh có thể tham khảo một số mẫu bài văn nghị luận thuyết người khác từ bỏ thói quen đi học muộn ở môn Ngữ văn lớp 10 ở dưới đây:

    Mẫu bài văn nghị luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen đi học muộn

    Mẫu số 1

    Đi học muộn đã trở thành thói quen thường gặp của các bạn học sinh, sinh viên trong thời điểm hiện tại. Thói quen này hình thành trong thời gian dài và để lại nhiều hậu quả đối với các bạn trẻ.

    Có vô vàn lí do để các bạn biến mình thành kẻ đi học muộn thường xuyên. Một trong những lí do phổ biến nhất chính là thói quen và giờ giấc sinh hoạt không điều độ. Tôi biết có rất nhiều bạn thức khuya học bài nhưng một số khác lại dành thời gian để chơi game, lướt mạng xã hội thâu đêm suốt sáng. Điều này vô tình khiến các bạn không thể dậy đúng giờ để chuẩn bị quần áo, sách vở. Ngoài ra, sự chậm chạp, lề mề trong tác phong là nguyên nhân khiến chúng ta muộn giờ vào lớp. Có rất nhiều bạn, trong đó có tôi đã từng có suy nghĩ "hãy còn sớm" nên cứ ung dung, bình thản, chỉ đến khi sát giờ vào học mới vội vã đến trường.

    Dù bất cứ lí do nào thì thói quen đi học muộn cũng là một thói quen xấu. Việc thường xuyên đi học muộn sẽ khiến bạn bỏ lỡ kiến thức mà thầy cô giáo giảng dạy, làm ảnh hưởng đến quá trình học của những bạn xung quanh. Thậm chí, trễ giờ còn khiến bạn đứng trước nguy cơ bị ghi vào sổ đầu bài, đình chỉ học nếu sự việc thường xuyên tái diễn. Mỗi lần đi học muộn, bạn đều tìm cho mình một lí do. Lâu dần, bạn sẽ trở thành kẻ nói dối, trở thành một người không đáng tin cậy trong mắt mọi người. Ngoài ra, tình trạng đi học muộn lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ khiến bạn có thói quen đến muộn trong phần lớn các trường hợp khác. Từ đó dẫn đến việc các bạn trực tiếp đánh mất đi cơ hội quan trọng của cuộc đời. Có rất nhiều bạn do đi muộn nên đã không thể tham dự kì thi Trung học phổ thông Quốc gia. Đó là một điều vô cùng đáng tiếc.

    Có thể thấy, thói quen đi học muộn giống như vật cản ngáng trở bạn đi đến thành công. Chính vì vậy, các bạn cần từ bỏ thói quen đi học muộn ngay từ ngày hôm nay. Việc từ bỏ thói quen đi học muộn sẽ giúp bạn rèn luyện kĩ năng kiểm soát thời gian hiệu quả, hình thành cho bạn những thói quen tốt. Đi học đúng giờ giúp bạn có thêm thời gian để chuẩn bị bài vở chỉn chu trước giờ lên lớp, tạo được thiện cảm đối với thầy cô, bạn bè. Đồng thời, việc đi học đúng giờ sẽ giúp bạn bắt nhịp với bài học một cách dễ dàng, không bị lỡ dở kiến thức. Khi bạn từ bỏ được thói quen đi học muộn, bạn sẽ có phong thái tự tin, chủ động trong tất cả các tình huống.

    Tôi biết để từ bỏ một thói quen đã in sâu vào tiềm thức không phải là điều dễ dàng. Chắc chắn mỗi chúng ta sẽ cảm thấy chán nản, khó khăn khi hình thành cho mình một chế độ sinh hoạt và lối sống mới. Nhưng tôi tin rằng, nếu các bạn nhận thức được đầy đủ hậu quả do thói quen đi học muộn gây ra và lợi ích của việc từ bỏ thói quen này thì chúng ta sẽ vượt lên được chính mình. Để làm được điều đó, tôi cho rằng, các bạn cần lập ra thời gian biểu khoa học, "giờ nào việc nấy", tránh lãng phí vào những việc vô bổ không cần thiết. Hình thành thói quen đi ngủ sớm và thức dậy trước giờ học từ 30 phút đến 1 tiếng để có thể chuẩn bị cho mình phong thái tốt nhất. Đồng thời, các bạn cũng nên dự trù thêm thời gian để có thể hoàn thành những công việc dang dở hoặc các vấn đề có thể phát sinh như hỏng xe hay tắc đường.

    Thói quen đi học muộn là một thói quen xấu. "Hành trình vạn dặm bắt đầu từ một bước chân", đừng để thói quen đi học muộn trở thành lí do ngăn cản chúng ta bước đến thành công. Hãy trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình!

    Mẫu bài văn nghị luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen đi học muộn

    Mẫu số 2

    Quản lý thời gian là một giải pháp để khắc phục tình trạng trễ và bao gồm đi ngủ sớm, bố trí đủ thời gian vào buổi sáng để sẵn sàng đi học, trì hoãn các công việc không cần thiết và dự đoán được các vấn đề về giao thông. Học sinh có thể ép mình di chuyển và hành động nhanh hơn bằng cách đặt đồng hồ của họ về phía trước, làm cho họ nghĩ rằng chúng đã hết thời gian.

    Giáo viên cũng có thể giúp học sinh của họ trở nên đúng giờ. Họ có thể giải thích tầm quan trọng đa dạng của tính đúng giờ và khuyến khích hành vi tốt thông qua một hệ thống khen thưởng. Họ cũng có thể thêm ý nghĩa vào đầu lớp bằng cách đưa ra các câu đố sớm và thảo luận các tài liệu quan trọng ngay lập tức. Giáo viên phải là những mô hình hành vi tốt. Học sinh tôn trọng và tuân theo các giáo viên đến đúng giờ, dự án chuyên nghiệp và thẩm quyền, lập kế hoạch các bài học có giá trị và sa thải các lớp theo đúng tiến độ.

    Học sinh thường đến muộn có thể phải chịu hậu quả. Họ có thể bị giam giữ hoặc làm công việc mà giáo viên yêu cầu. Họ cũng có thể bỏ lỡ các kỳ thi hoặc khiến học sinh khác thất bại trong các hoạt động nhóm đòi hỏi sự có mặt của mọi thành viên. Một số học sinh cũng có thể không hội đủ điều kiện cho một số hoạt động ngoại khóa nhất định vào ngày hôm đó. Có những học sinh mặc trên mình áo đồng phục đẹp nhưng chưa ý thức được những nguyên tắc cơ bản mình phải làm

    Trong khi đa số sinh viên có trách nhiệm và trưởng thành, họ có thể làm tất cả mọi việc để không bao giờ có tình trạng đi học muộn như đặt một đồng hồ báo thức, cho phép đủ thời gian để sẵn sàng vào buổi sáng, lịch trình xe buýt để đến lớp đúng thời gian. Họ cũng không nhận ra trách nhiệm của mình khi giao tiếp với các giảng viên khi họ không thể thực hiện nghĩa vụ của mình.

    Khi học sinh đến lớp muộn, nó có thể làm gián đoạn dòng chảy của một bài giảng hoặc thảo luận, làm phân tâm học sinh khác, cản trở việc học, và thường ảnh hưởng tinh thần lớp học. Hơn nữa, nếu không kiểm soát, sự chậm trễ có thể trở thành mãn tính và lan rộng khắp lớp. Vì có nhiều lý do khiến học sinh đến lớp muộn, xem xét nguyên nhân nào gây ra vấn đề này có thể giúp hướng dẫn người hướng dẫn phản ứng và biện pháp phù hợp để không ảnh hưởng đến việc học của các bạn trên lớp.

    Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!

    Mẫu bài văn nghị luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen đi học muộn môn Ngữ văn lớp 10?

    Mẫu bài văn nghị luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen đi học muộn môn Ngữ văn lớp 10? (Hình ảnh từ Internet)

    Học sinh đi học muộn thì bị xử lý kỷ luật như thế nào?

    Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 1 Mục 3 Thông tư 08/TT năm 1988 thì hình thức kỷ luật đối với học sinh đi học trễ như sau:

    Hình thức thi hành kỉ luật:
    Theo qui định của Bộ, việc thi hành kỉ luật đối với học sinh phổ thông phạm khuyết điểm trong việc thực hiện quyền hạn và nhiệm vụ của mình với 5 hình thức, cụ thể vận dụng như sau:
    1. Khiển trách trước lớp:
    Những học sinh phạm một trong các khuyết điểm sau đây trong quá trình thực hiện nội qui của nhà trường, quyền hạn và nhiệm vụ cấp bản thân sẽ bị khiển trách trước lớp:
    - Nghỉ học không xin phép từ 3 buổi trở lên trong thời gian 1 tháng.
    - Không thuộc bài hoặc làm bài, không chuẩn bị bài đầy đủ do thầy, cô giáo quy định từ 3 lần trở lên trong thời gian 1 tháng.
    - Đi học không đúng giờ hoặc đi lao động không mang theo dụng cụ lao động mà nhà trường đã qui định từ 3 lần trở lên trong thời gian 1 tháng.
    - Nói năng thô tục, đánh bạc (chơi số đề) hút thuốc lá…
    - Mắc khuyết điểm sai phạm thuộc những điều nhà trường ngăn cấm, dù chỉ là một lần, song đã có tác hại nhất định đến việc giáo dục toàn diện của nhà trường như: quay cóp hoặc gà bài cho bạn trong giờ kiểm tra bài, có thái độ kém văn hoá hoặc hành vi thiếu đạo đức đối với thầy cô giáo, đối với cha mẹ, bạn bè và những người xung quanh, gây mất đoàn kết trong tổ, nhóm học tập, bao che hoặc đồng tình với hành động sai phạm của bạn, không báo cáo với nhà trường những việc làm sai trái của bạn mà mình đã biết để nhà trường có biện pháp ngăn ngừa kịp thời, hoặc kiểm điểm sai phạm khác mà tính chất và mức độ có tác hại tương đương.
    - Việc quyết định khiển trách trước lớp sẽ do giáo viên chủ nhiệm lớp xét quyết định sau khi đã tham khảo ý kiến của cán bộ chi đoàn và cán bộ lớp và công bố kịp thời vào buổi sinh hoạt lớp hàng tuần, sau đó giáo viên chủ nhiệm lớp báo cáo Hiệu trưởng để biết va theo dõi.

    Như vậy, học sinh nếu đi học trễ mà nhà trường đã quy định từ 3 lần trở lên trong thời gian 1 tháng thì sẽ bị khiển trách trước lớp.

    Lưu ý: Thông tư 08/TT năm 1988 có thể không còn phù hợp áp dụng tại thời điểm hiện nay.

    Những hành vi nào mà học sinh lớp 10 không được làm?

    Căn cứ theo Điều 37 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT thì các hành vi học sinh không được làm đó là:

    - Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường, người khác và học sinh khác.

    - Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi, tuyển sinh.

    - Mua bán, sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất gây nghiện, các chất kích thích khác và pháo, các chất gây cháy nổ.

    - Sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép.

    - Đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và nơi công cộng.

    - Sử dụng, trao đổi sản phẩm văn hóa có nội dung kích động bạo lực, đồi trụy; sử dụng đồ chơi hoặc chơi trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của bản thân.

    - Học sinh không được vi phạm những hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật.

    96