Mỹ hoãn áp thuế đối ứng 90 ngày: Thị trường Việt Nam sẽ bị tác động như thế nào?
Mua bán nhà đất tại mới nhất tháng 07 / 2025
Nội dung chính
Mỹ hoãn áp thuế 90 ngày: Thị trường Việt Nam sẽ bị tác động như thế nào?
Mỹ vừa quyết định hoãn áp thuế đối ứng trong vòng 90 ngày đối với hơn 75 quốc gia. Đây là một động thái mang tính chiến lược nhằm làm giảm căng thẳng thương mại toàn cầu và tạo cơ hội cho các cuộc đàm phán thương mại diễn ra thuận lợi hơn.
Việc Mỹ tạm hoãn áp thuế đối ứng 90 ngày có vẻ là câu chuyện của ngành xuất khẩu, tài chính và thương mại. Tuy nhiên, nếu đi sâu vào chuỗi phản ứng liên hoàn của thị trường, bất động sản Việt Nam – đặc biệt là bất động sản công nghiệp, thương mại và đô thị vệ tinh – hoàn toàn có thể bị ảnh hưởng gián tiếp nếu tình hình này kéo dài hoặc chuyển hướng bất lợi.
(1)Tác động đến bất động sản công nghiệp
Mỹ là một trong những thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Việc hoãn thuế tạm thời tạo điều kiện để các nhà máy, khu công nghiệp duy trì đơn hàng, từ đó giúp giữ vững dòng vốn đầu tư, duy trì nhu cầu thuê đất, thuê xưởng. Nhưng nếu sau 90 ngày Mỹ áp thuế trở lại, nhiều doanh nghiệp FDI – đặc biệt trong lĩnh vực dệt may, đồ gỗ, điện tử – có thể thu hẹp quy mô, dịch chuyển đơn hàng, kéo theo nguy cơ giảm nhu cầu thuê hạ tầng khu công nghiệp.
(2) Ảnh hưởng tới tâm lý đầu tư và dòng vốn quốc tế
Chính sách thương mại của Mỹ có tác động lớn tới dòng vốn toàn cầu. Nếu các nhà đầu tư cảm thấy rủi ro gia tăng tại Việt Nam do xung đột thương mại, họ có thể tạm hoãn rót vốn vào các dự án bất động sản quy mô lớn. Điều này có thể ảnh hưởng đến phân khúc bất động sản cao cấp, khu đô thị quy hoạch lớn hoặc các dự án cần vốn đầu tư nước ngoài.
Ngược lại, nếu Việt Nam tận dụng 90 ngày này để đàm phán thành công, uy tín quốc gia được nâng cao, dòng vốn FDI có thể được bơm mạnh hơn, gián tiếp tạo lực đẩy cho cả thị trường bất động sản.
(3) Ảnh hưởng đến sức mua trong nước
Nếu căng thẳng thương mại quay trở lại sau 90 ngày, một số ngành xuất khẩu lớn có thể chịu ảnh hưởng nặng nề, khiến thu nhập người lao động bị ảnh hưởng. Sức mua chung trong nền kinh tế giảm, thị trường bất động sản – đặc biệt là nhà ở thương mại – cũng sẽ chịu áp lực thanh khoản. Ngược lại, nếu đàm phán tích cực, tâm lý thị trường sẽ cải thiện, giúp kích hoạt nhu cầu mua ở và đầu tư trở lại.
Mỹ hoãn áp thuế 90 ngày có ảnh hướng gì đến người lao động Việt Nam không?
Việc Mỹ hoãn áp thuế 90 ngày sẽ ảnh hưởng rất chặt đến đời sống của lao động Việt Nam, đặc biệt là những người đang làm việc trong các nhà máy sản xuất hàng xuất khẩu như may mặc, giày dép, đồ gỗ hay linh kiện điện tử.
Việc hoãn hoãn áp thuế sẽ giúp cho các doanh nghiệp xuất khẩu đảm bảo được đơn hàng, sản xuất được giữ ổn định, và quan trọng nhất là người lao động vẫn giữ được công việc, thu nhập tạm ổn. Đây là điểm tích cực rõ ràng nhất. Nhiều nhà máy từng lo sẽ phải giảm ca, cắt nhân sự, giờ có thêm thời gian để xoay xở, tìm cách thích nghi.
Tuy nhiên, 90 ngày này chỉ là thời gian “tạm hoãn”. Nếu sau đó Mỹ quay lại áp thuế thật, thì chi phí xuất khẩu sẽ tăng mạnh, doanh nghiệp khó giữ được giá, có thể mất đơn hàng. Mà mất đơn hàng thì sẽ dẫn tới giảm việc, giảm lương, thậm chí mất việc làm – điều đã từng xảy ra cách đây chưa lâu.
Vì vậy, về lâu dài, người lao động vẫn cần chuẩn bị tinh thần và cập nhật thông tin từ công ty, từ chính sách Nhà nước để biết mình cần làm gì, học thêm kỹ năng gì, hoặc chuyển hướng thế nào nếu thị trường thay đổi.
Mỹ hoãn áp thuế đối ứng 90 ngày: Thị trường Việt Nam sẽ bị tác động như thế nào? (Hình ảnh từ Internet)
Ai là người phải nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam?
Căn cứ Điều 3 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016, sau đây là những người phải nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu:
- Chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
- Tổ chức nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu.
- Người xuất cảnh, nhập cảnh có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, gửi hoặc nhận hàng hóa qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.
- Người được ủy quyền, bảo lãnh và nộp thuế thay cho người nộp thuế, bao gồm:
+ Đại lý làm thủ tục hải quan trong trường hợp được người nộp thuế ủy quyền nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
+ Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế trong trường hợp nộp thuế thay cho người nộp thuế;
+ Tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng trong trường hợp bảo lãnh, nộp thuế thay cho người nộp thuế;
+ Người được chủ hàng hóa ủy quyền trong trường hợp hàng hóa là quà biếu, quà tặng của cá nhân; hành lý gửi trước, gửi sau chuyến đi của người xuất cảnh, nhập cảnh;
+ Chi nhánh của doanh nghiệp được ủy quyền nộp thuế thay cho doanh nghiệp;
+ Người khác được ủy quyền nộp thuế thay cho người nộp thuế theo quy định của pháp luật.
- Người thu mua, vận chuyển hàng hóa trong định mức miễn thuế của cư dân biên giới nhưng không sử dụng cho sản xuất, tiêu dùng mà đem bán tại thị trường trong nước và thương nhân nước ngoài được phép kinh doanh hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ở chợ biên giới theo quy định của pháp luật.
- Người có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế nhưng sau đó có sự thay đổi và chuyển sang đối tượng chịu thuế theo quy định của pháp luật.