Checklist 10 điều cần lưu ý trước khi đặt cọc thuê trọ

Trước khi đặt cọc thuê trọ, việc hỏi kỹ chủ nhà là rất quan trọng để tránh những rủi ro không đáng có. Dưới đây là Checklist 10 điều phải hỏi giúp bạn nắm rõ thông tin cần thiết.

Nội dung chính

Tiền đặt cọc thuê trọ là gì?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

Như vậy, tiền đặt cọc thuê trọ còn được hiểu là một khoản tiền cụ thể mà người thuê nhà phải trả cho chủ nhà trước khi dọn đến ở. Và bên đặt cọc giao cho bên nhận đặt cọc một khoản tiền trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

Checklist 10 điều cần lưu ý trước khi đặt cọc thuê trọChecklist 10 điều cần lưu ý trước khi đặt cọc thuê trọ (Hình từ Internet)

Checklist 10 điều cần lưu ý trước khi đặt cọc thuê trọ

Khi quyết định thuê trọ, việc nắm rõ các thông tin cần thiết trước khi đặt cọc là vô cùng quan trọng. Nhiều bạn trẻ thường ngại hỏi kỹ chủ nhà những thông tin cần thiết dẫn đến những rủi ro không đáng có.

Dưới đây là 10 điều cần lưu ý trước khi đặt cọc thuê trọ để đảm bảo một trải nghiệm thuê trọ suôn sẻ:

(1) Giá thuê phòng trọ là bao nhiêu? Thanh toán tiền trọ vào đầu tháng hay cuối tháng?

Khi thỏa thuận giá thuê, bạn cần hỏi rõ về mức giá cụ thể, cũng như các khoản phụ phí đi kèm như tiền điện, nước, wifi, và phí giữ xe. Nhiều nơi có giá thuê thấp nhưng lại tính phí phụ rất cao, làm tổng chi phí đội lên đáng kể. Hãy đảm bảo bạn có cái nhìn tổng quan để dễ dàng quản lý tài chính khi thuê trọ.

(2) Tiền đặt cọc thuê trọ là bao nhiêu?

Tiền cọc thường dao động từ 1 đến 2 tháng tiền thuê, nhưng cần hỏi rõ về điều kiện hoàn trả. Một số chủ nhà có thể đưa ra lý do mập mờ để không trả lại tiền cọc, vì vậy hãy thỏa thuận rõ ràng ngay từ đầu và ghi vào hợp đồng để tránh tranh chấp sau này.

(3) Phương thức thanh toán tiền thuê phòng trọ? Trả tiền mặt hay chuyển khoản?

Việc xác định phương thức thanh toán giúp bạn tránh rắc rối về tài chính sau này. Một số chủ nhà chỉ chấp nhận thanh toán qua chuyển khoản, trong khi số khác yêu cầu tiền mặt. Ngoài ra, bạn cũng nên hỏi về thời gian thanh toán: liệu có cần trả trước hay không và hạn chót thanh toán là khi nào.

(4) Giờ giấc ra vào nhà trọ như thế nào? Có giờ giới nghiêm không?

Nếu bạn có lịch làm việc không cố định, hãy hỏi rõ về giờ giấc ra vào. Nhiều khu trọ có giờ giới nghiêm, khiến bạn gặp khó khăn khi trở về muộn. Bạn cũng nên hỏi xem có cách nào để mở cửa ngoài giờ quy định không, để đảm bảo sự linh hoạt trong sinh hoạt.

(5) An ninh phòng trọ như thế nào? Có bảo vệ hay không?

An ninh là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu khi thuê trọ. Hãy hỏi chủ nhà về hệ thống camera giám sát, khóa cổng, và bảo vệ. Nếu khu vực đó có tiền sử về mất mát hoặc trộm cắp, bạn nên cân nhắc kỹ trước khi quyết định.

(6) Nhà trọ có chỗ để xe hay không? Phí để xe là bao nhiêu? Có thể để nhờ xe của bạn qua đêm được không?

Một số khu trọ không có chỗ để xe an toàn, khiến bạn phải gửi xe bên ngoài với chi phí cao. Hãy hỏi rõ về chỗ để xe và đảm bảo rằng nơi đó an toàn và thuận tiện cho bạn.

(7) Có được nấu ăn trong phòng không? Được sử dụng loại bếp nào để nấu ăn?

Một số chủ nhà không cho phép nấu ăn trong phòng để tránh cháy nổ hoặc mùi thức ăn. Nếu bạn thích tự nấu ăn, hãy hỏi rõ về quy định này và nếu được phép, hãy xác định khu vực nấu ăn chung nếu có.

(8) Ai sẽ chịu trách nhiệm sửa chữa khi điện nước có vấn đề? Có phỉa trả thêm tiền khi sữa chữa không?

Việc thỏa thuận rõ ràng về trách nhiệm sửa chữa rất quan trọng. Nhiều chủ nhà sẽ bảo trì cho bạn, nhưng một số khác yêu cầu người thuê tự lo. Hãy ghi rõ điều này vào hợp đồng để tránh những tranh chấp không đáng có.

(9) Phòng có được nuôi pet không?

Nếu bạn là người yêu thú cưng, hãy hỏi chủ nhà về việc này. Một số nơi hoàn toàn cấm nuôi pet, trong khi những nơi khác có thể cho phép nhưng với điều kiện nhất định. Đảm bảo bạn hiểu rõ các quy định để tránh rắc rối sau này.

(10) Chấm dứt hợp đồng trước hạn có mất tiền cọc không? Nếu có thì phải thông báo trước bao lâu nếu muốn chấm dứt cọc để được hoàn tiền?

Đây là câu hỏi quan trọng giúp bạn tránh mất tiền cọc oan uổng. Nhiều chủ trọ yêu cầu hợp đồng tối thiểu 6 tháng hoặc 1 năm, nếu bạn rời đi sớm, có thể mất cọc. Hãy hỏi rõ về thời gian thông báo trước và các điều kiện hoàn cọc để có kế hoạch phù hợp.

Người thuê đã đóng tiền đặt cọc thuê trọ thì chủ nhà hay người thuê phải đăng ký tạm trú?

Căn cứ theo khoản 5 Điều 2 Luật Cư trú 2020 quy định đăng ký cư trú là việc thực hiện thủ tục đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, khai báo tạm vắng; thông báo lưu trú và khai báo thông tin, điều chỉnh thông tin về cư trú.

Theo Điều 27 Luật Cư trú 2020 quy định về điều kiện đăng ký tạm trú như sau:

- Công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú.

- Thời hạn tạm trú tối đa là 02 năm và có thể tiếp tục gia hạn nhiều lần

- Công dân không được đăng ký tạm trú mới tại chỗ ở quy định tại Điều 23 Luật Cư trú 2020.

Như vậy, khi người thuê trọ chuyển đến ở 30 ngày trở lên thì người thuê trọ có nghĩa vụ đăng ký tạm trú. Theo đó, nghĩa vụ đăng ký tạm trú sẽ thuộc về người thuê nhà, tuy nhiên chủ nhà vẫn có thể đăng ký tạm trú cho người thuê.

saved-content
unsaved-content
516