Mở rộng cao tốc TPHCM - Trung Lương - Mỹ Thuận lên bao nhiêu làn xe?

Tuyến cao tốc TPHCM - Trung Lương - Mỹ Thuận đang được triển khai mở rộng với quy mô lớn nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển hạ tầng và tăng cường kết nối vùng.

Nội dung chính

Mở rộng cao tốc TPHCM - Trung Lương - Mỹ Thuận lên bao nhiêu làn xe?

Tuyến cao tốc TPHCM - Trung Lương - Mỹ Thuận đang được triển khai mở rộng với quy mô lớn nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển hạ tầng và tăng cường kết nối vùng.

Cụ thể, đoạn cao tốc TPHCM - Trung Lương sẽ được nâng cấp lên 8 làn xe ở giai đoạn phân kỳ đồng thời bổ sung 2 làn dừng khẩn cấp giúp giảm thiểu nguy cơ ùn tắc, tai nạn.

Giai đoạn hoàn chỉnh sẽ mở rộng tiếp lên 10 làn đối với đoạn từ Vành đai 4 đến Trung Lương, và 12 làn đối với đoạn từ Chợ Đệm đến Vành đai 4. Tốc độ thiết kế đạt 120 km/h, có hai làn dừng khẩn cấp liên tục, với chiều rộng nền đường là 41 m.

Đoạn Trung Lương - Mỹ Thuận sẽ được mở rộng lên 6 làn xe, bổ sung làn dừng khẩn cấp, với tốc độ thiết kế 100 km/h và chiều rộng nền đường 32,25 m.

Dự án được thực hiện theo hình thức đối tác công tư (PPP), hợp đồng BOT, với tổng vốn đầu tư khoảng 38.700 tỷ đồng, hoàn toàn do nhà đầu tư huy động, không sử dụng ngân sách nhà nước. Thời gian triển khai dự kiến từ năm 2025 đến 2028.

Các địa phương liên quan gồm TPHCM, Long An và Tiền Giang đã thống nhất chủ trương mở rộng. Trong đó, tỉnh Long An chính thức đồng thuận với phương án nâng cấp lên 6 - 8 làn xe, khẳng định sẽ phối hợp thực hiện dự án.

Mở rộng cao tốc TPHCM - Trung Lương - Mỹ Thuận lên bao nhiêu làn xe? (Hình từ Internet)

Mở rộng cao tốc TPHCM - Trung Lương - Mỹ Thuận lên bao nhiêu làn xe? (Hình từ Internet)

Bản đồ cao tốc TPHCM - Trung Lương - Mỹ Thuận

Bản đồ cao TPHCM - Trung Lương - Mỹ Thuận như sau:

Bản đồ cao tốc TPHCM - Trung Lương - Mỹ Thuận (Hình từ Internet)

Quy hoạch mạng lưới đường bộ, quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ

Căn cứ Điều 5 Luật Đường bộ 2024 quy định về quy hoạch mạng lưới đường bộ, quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ như sau:

- Quy hoạch mạng lưới đường bộ được quy định như sau:

+ Quy hoạch mạng lưới đường bộ là quy hoạch ngành quốc gia, xác định phương hướng phát triển, tổ chức không gian hệ thống quốc lộ làm cơ sở để định hướng lập quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ, phát triển mạng lưới đường bộ;

+ Việc lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch mạng lưới đường bộ phải tuân thủ quy định của pháp luật về quy hoạch và bảo đảm kết nối phương thức vận tải đường bộ với các phương thức vận tải khác;

+ Bộ Giao thông vận tải tổ chức lập quy hoạch mạng lưới đường bộ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

- Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ được quy định như sau:

+ Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ là quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành, cụ thể hóa quy hoạch mạng lưới đường bộ, xác định phương án phát triển công trình đường bộ và kết cấu hạ tầng đường bộ khác theo từng tuyến đường bộ;

+ Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây: xác định hướng tuyến cơ bản, các điểm khống chế chính, chiều dài, quy mô tuyến đường bộ qua từng địa phương, từng vùng; xác định sơ bộ quy mô của cầu, hầm, bến phà trên tuyến đường bộ; xác định các điểm giao cắt chính; phương án kết nối đường bộ với các phương thức vận tải khác, kết nối với hệ thống đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp; xác định nhu cầu sử dụng đất, nhu cầu vốn đầu tư, lộ trình thực hiện quy hoạch; giải pháp thực hiện quy hoạch;

+ Bộ Giao thông vận tải tổ chức lập quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

- Thời kỳ quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ là 10 năm, tầm nhìn từ 20 năm đến 30 năm.

Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ được rà soát theo định kỳ 05 năm để điều chỉnh phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn và được công bố công khai.

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập nội dung về phát triển đường bộ trong phương án phát triển mạng lưới giao thông trong quy hoạch theo quy định của pháp luật về quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Nội dung về phát triển đường bộ đô thị được xác định trong quy hoạch theo quy định của pháp luật về quy hoạch đô thị và quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Quy hoạch quy định tại Điều 5 Luật Đường bộ 2024 phải bảo đảm các quy định sau đây:

+ Kết nối giao thông đường bộ giữa các đô thị, địa bàn, khu vực, bến xe;

+ Kết nối hiệu quả các phương thức vận tải, xác định các tuyến đường bộ nối đến cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính, ga đường sắt, cảng hàng không, cảng biển, cảng cạn, cảng thủy nội địa.

saved-content
unsaved-content
241