Địa chỉ chùa Phật Cô Đơn ở đâu? Chùa Phật Cô Đơn mấy giờ đóng cửa?

Chùa Phật Cô Đơn, hay còn gọi là Bát Bửu Phật Đài hoặc chùa Thanh Tâm, đây là một ngôi chùa mang giá trị tín ngưỡng sâu sắc và ghi dấu những câu chuyện lịch sử, văn hóa đặc sắc.

Nội dung chính

    Địa chỉ chùa Phật Cô Đơn ở đâu?

    Chùa Phật Cô Đơn, hay còn gọi là Bát Bửu Phật Đài hoặc chùa Thanh Tâm, đây là một ngôi chùa mang giá trị tín ngưỡng sâu sắc và còn là nơi ghi dấu những câu chuyện lịch sử và văn hóa đặc sắc.

    - Vị trí chùa Phật Cô Đơn

    Chùa Phật Cô Đơn nằm tại Ấp 1, xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh. Khoảng cách từ trung tâm TP.HCM sẽ khoảng 25 - 30 km về phía Tây. Du khách có thể dễ dàng di chuyển đến đây bằng xe máy, ô tô cá nhân hoặc xe buýt.

    - Thông tin về chùa Phật Cô Đơn

    Chùa Thanh Tâm được xây dựng trên diện tích rộng lớn khoảng 30ha do cư sĩ Lê Chí Bình phát tâm và tu sửa ngôi chùa.

    Tên gọi Phật Cô Đơn bắt nguồn từ hình ảnh tượng Phật Thích Ca Mâu Ni ngồi thiền định một mình giữa khuôn viên rộng lớn, liên tưởng đến sự thanh tịnh, cô tịch nhưng cũng rất uy nghiêm và linh thiêng. Chùa Phật Cô Đơn có tên gọi chính thức là Bát Bửu Phật Đài, mang ý nghĩa nơi hội tụ tám báu vật thiêng liêng của nhà Phật.

    - Tượng Phật Cô Đơn

    Tượng Phật Cô Đơn cao gần 4,80m, chiều ngang hai gối 4m, nặng khoảng 4 tấn, nằm ngoài trời giữa khoảng sân lớn, xung quanh là cây cối và vườn cỏ xanh mướt. Tượng Phật Cô Đơn được ngồi trên đài sen cao 1,2m.

    - Hoạt động tín ngưỡng và ý nghĩa tâm linh

    Nhiều người đến đây cầu tình duyên, công việc, sức khỏe và bình an. Chùa Phật Cô Đơn là nơi dành cho những người cảm thấy cô đơn, mất phương hướng trong cuộc sống tìm đến để tìm lại sự bình yên.

    Chùa Phật Cô Đơn mấy giờ đóng cửa?

    Chùa Phật Cô Đơn hoạt động từ 5h sáng đến 21h tối mỗi ngày, kể cả cuối tuần và ngày lễ. Ngoài tham quan chùa Phật Cô Đơn, thắp hương cũng như cầu bình an. Chùa Phật Cô Đơn được xem là nơi cầu duyên.

    Nhiều người tin rằng khi đến đây cầu tình duyên, nếu tâm nguyện trong sáng, không cầu điều trái với đạo lý, thì sẽ được Phật che chở, dẫn đường cho mối nhân duyên viên mãn.

    Chính vì lý do này mà vào các ngày lễ lớn như mùng Một, ngày Rằm, Lễ Tình yêu (14/2), Tết Nguyên Đán, lượng người trẻ đến viếng và dâng lễ cầu tình yêu rất đông.

    Địa chỉ chùa Phật Cô Đơn ở đâu? Chùa Phật Cô Đơn mấy giờ đóng cửa?

    Địa chỉ chùa Phật Cô Đơn ở đâu? Chùa Phật Cô Đơn mấy giờ đóng cửa? (Hình từ Internet)

    Quy định về đăng ký hoạt động tín ngưỡng ra sao?

    Căn cứ theo Điều 12 Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định về đăng ký hoạt động tín ngưỡng như sau

    (1) Hoạt động tín ngưỡng của cơ sở tín ngưỡng phải được đăng ký, trừ cơ sở tín ngưỡng là nhà thờ dòng họ.

    (2) Người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng có trách nhiệm gửi văn bản đăng ký đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có cơ sở tín ngưỡng chậm nhất là 30 ngày trước ngày cơ sở tín ngưỡng bắt đầu hoạt động tín ngưỡng, trừ trường hợp quy định tại Điều 14 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016.

    Văn bản đăng ký nêu rõ tên cơ sở tín ngưỡng, các hoạt động tín ngưỡng, nội dung, quy mô, thời gian, địa điểm diễn ra hoạt động.

    Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đăng ký hợp lệ; trường hợp từ chối đăng ký phải nêu rõ lý do.

    (3) Hoạt động tín ngưỡng không có trong văn bản đã được đăng ký thì người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng có trách nhiệm đăng ký bổ sung theo quy định tại (2) chậm nhất là 20 ngày trước ngày diễn ra hoạt động tín ngưỡng.

    Những quy định về tổ chức lễ hội tín ngưỡng định kỳ

    Căn cứ theo Điều 13 Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định về tổ chức lễ hội tín ngưỡng định kỳ như sau:

    (1) Người đại diện, ban quản lý cơ sở tín ngưỡng có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về việc tổ chức lễ hội tín ngưỡng diễn ra định kỳ chậm nhất là 20 ngày trước ngày tổ chức lễ hội đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định sau đây:

    - Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tổ chức lễ hội có trách nhiệm tiếp nhận thông báo đối với lễ hội tín ngưỡng có quy mô tổ chức trong một xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là xã);

    - Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi tổ chức lễ hội có trách nhiệm tiếp nhận thông báo đối với lễ hội tín ngưỡng có quy mô tổ chức trong nhiều xã thuộc một huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là huyện);

    - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tổ chức lễ hội có trách nhiệm tiếp nhận thông báo đối với lễ hội tín ngưỡng có quy mô tổ chức trong nhiều huyện thuộc một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh).

    (2) Văn bản thông báo nêu rõ tên lễ hội tín ngưỡng, nội dung, quy mô, thời gian, địa điểm tổ chức, dự kiến thành viên ban tổ chức và các điều kiện cần thiết để bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường trong lễ hội.

    (3) Việc tổ chức lễ hội tín ngưỡng định kỳ tại cơ sở tín ngưỡng là di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng thực hiện theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.

    (4) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại (1) có trách nhiệm bảo đảm việc tổ chức lễ hội tín ngưỡng theo nội dung thông báo.

    saved-content
    unsaved-content
    506