Trong trường hợp đã bồi thường thiệt hại cho người bị hại, người phạm tội trộm cắp tài sản có còn bị khởi tố hay không theo quy định của pháp luật?

Trong trường hợp đã bồi thường thiệt hại cho người bị hại, người phạm tội trộm cắp tài sản có còn bị khởi tố hay không theo quy định của pháp luật?

Nội dung chính

    Trong trường hợp đã bồi thường thiệt hại cho người bị hại, người phạm tội trộm cắp tài sản có còn bị khởi tố hay không theo quy định của pháp luật?

    Căn cứ Khoản 34 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về Tội trộm cắp tài sản theo đó:

    Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    - Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

    - Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

    - Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

    - Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

    - Tài sản là di vật, cổ vật.

    Như vậy căn cứ quy định của pháp luật thì trường hợp em trai bạn có hành vi trộm cắp 01 chiếc xe máy có giá trị 10 triệu đồng, theo đó thì em trai bạn sẽ bị khởi tố theo khoản 1 Điều 173 Bộ luật hình sự 2015 với khung hình phạt từ cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

    Mặt khác căn cứ Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về các trường hợp khởi tố hình sự theo yêu cầu của người bị hại như sau:

    - Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.

    - Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.

    - Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.

    Theo quy định trên thì Tội trộm cắp tại sản được truy tố theo Khoản 34 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 không thuộc trường hợp khởi tố theo yêu cầu của người bị hại.

    Do đó, chủ xe có làm đơn bãi nãi cho em bạn thì em bạn vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trường hợp gia đình bạn đã bồi thường thiệt hại sẽ được xem là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự khi Tòa án quyết định hình phạt đối với hành vi của em bạn.

    1