Trình Chính phủ Dự thảo Nghị định phân cấp, phân định thẩm quyền trong lĩnh vực đất đai trước ngày 01/6
Nội dung chính
Trình Chính phủ Dự thảo Nghị định phân cấp, phân định thẩm quyền trong lĩnh vực đất đai trước ngày 01/6
Ngày 22/04/2025, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã ban hành Quyết định 1010/QĐ-BNNMT về Kế hoạch xây dựng văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện phương án xử lý liên quan đến xây dựng mô hình chính quyền 02 cấp thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước.
Căn cứ mục I Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định 1010/QĐ-BNNMT năm 2025 Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ xây dựng 3 Nghị định trình Chính phủ để thực hiện phương án xử lý liên quan đến xây dựng mô hình chính quyền 02 cấp như sau:
Như vậy, Nghị định quy định về phân cấp, phân định thẩm quyền trong lĩnh vực đất đai sẽ được trình Chính phủ trước ngày 1/6/2025.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường giao Thứ trưởng Lê Minh Ngân chỉ đạo xây dựng dự thảo. Cục Quản lý Đất đai là đơn vị chủ trì, phối hợp với Vụ Pháp chế và các đơn vị liên quan, hoàn thiện hồ sơ, gửi Bộ Tư pháp thẩm định trước ngày 10/5/2025.
Trên đây là nội dung "Trình Chính phủ Dự thảo Nghị định phân cấp, phân định thẩm quyền trong lĩnh vực đất đai trước ngày 01/6"
Trình Chính phủ Dự thảo Nghị định phân cấp, phân định thẩm quyền trong lĩnh vực đất đai trước ngày 01/6 (Hình từ Internet)
Hành vi vi phạm pháp luật trong quản lý đất đai khi thi hành công vụ gồm những gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 240 Luật Đất đai 2024 về xử lý đối với người có hành vi vi phạm pháp luật trong quản lý đất đai khi thi hành công vụ với tính chất, mức độ vi phạm như sau:
Xử lý đối với người có hành vi vi phạm pháp luật trong quản lý đất đai khi thi hành công vụ
1. Người có hành vi vi phạm pháp luật trong quản lý đất đai khi thi hành công vụ thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật đối với các hành vi vi phạm sau đây:
a) Lợi dụng hoặc lạm dụng chức vụ, quyền hạn làm trái với quy định của pháp luật trong công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất, trưng dụng đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai, quản lý hồ sơ địa chính, đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, ra quyết định hành chính trong quản lý đất đai;
b) Thiếu trách nhiệm trong quản lý để xảy ra vi phạm pháp luật về đất đai hoặc có hành vi khác gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất;
c) Vi phạm quy định về lấy ý kiến, công bố, công khai thông tin; vi phạm quy định về trình tự, thủ tục hành chính; vi phạm quy định về báo cáo trong quản lý đất đai.
...
Như vậy, hành vi vi phạm pháp luật trong quản lý đất đai khi thi hành công vụ gồm:
- Lợi dụng hoặc lạm dụng chức vụ để làm trái quy định pháp luật trong công tác quy hoạch, sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích, thu hồi, bồi thường, tái định cư, xác định nghĩa vụ tài chính, quản lý hồ sơ địa chính và cấp các loại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.
- Thiếu trách nhiệm trong quản lý, để xảy ra vi phạm hoặc gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước và quyền lợi hợp pháp của người sử dụng đất.
- Vi phạm quy định về lấy ý kiến, công khai thông tin, trình tự thủ tục và báo cáo trong quản lý đất đai.
Bản đồ địa chính sau khi được phê duyệt phải đưa vào sử dụng cho công tác quản lý đất đai đúng không?
Căn cứ điểm d khoản 1 Điều 3 Nghị định 101/2024/NĐ-CP về nguyên tắc, mục đích đo đạc lập bản đồ địa chính quy định như sau:
Nguyên tắc, mục đích đo đạc lập bản đồ địa chính
1. Việc đo đạc lập bản đồ địa chính phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
a) Đảm bảo thống nhất trong hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia VN-2000;
b) Phản ánh trung thực, khách quan hiện trạng sử dụng đất, hiện trạng quản lý đất và ghi nhận tình trạng pháp lý của thửa đất tại thời điểm đo đạc;
c) Ưu tiên ứng dụng công nghệ mới đảm bảo hiệu quả kinh tế, phù hợp với khu vực đo đạc và quy định kỹ thuật về đo đạc lập bản đồ địa chính;
d) Bản đồ địa chính sau khi được phê duyệt phải đưa vào sử dụng cho công tác quản lý đất đai.
...
Như vậy, theo nguyên tắc đo đạc lập bản đồ địa chính, bản đồ địa chính sau khi được phê duyệt phải được đưa vào sử dụng cho công tác quản lý đất đai.