Tỉnh An Giang tiếp giáp với tỉnh nào sau sáp nhập tỉnh toàn quốc?

Chuyên viên pháp lý: Cao Thanh An
Tham vấn bởi Luật sư: Phạm Thanh Hữu
Tỉnh An Giang tiếp giáp với tỉnh nào sau sáp nhập tỉnh toàn quốc? Sáp nhập tỉnh xã thì giấy tờ đất, sổ đỏ còn giá trị sử dụng không?

Nội dung chính

Tỉnh An Giang tiếp giáp với tỉnh nào sau sáp nhập tỉnh toàn quốc?

Căn cứ khoản 23 Điều 1 Nghị quyết 202/2025/QH15 quy định về diện tích tự nhiên và các tỉnh giáp với tỉnh An Giang sau sáp nhập tỉnh như sau:

Điều 1. Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh
[...]
23. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của tỉnh Kiên Giang và tỉnh An Giang thành tỉnh mới có tên gọi là tỉnh An Giang. Sau khi sắp xếp, tỉnh An Giang có diện tích tự nhiên là 9.888,91 km2, quy mô dân số là 4.952.238 người.
Tỉnh An Giang giáp tỉnh Cà Mau, tỉnh Đồng Tháp, thành phố Cần Thơ, Vương quốc Cam-pu-chia và Biển Đông.
[...]

Tỉnh An Giang mới tiếp giáp với tỉnh nào sau sáp nhập tỉnh toàn quốc? Sau sáp nhập tỉnh, tỉnh An Giang tiếp giáp tỉnh Cà Mau, tỉnh Đồng Tháp và thành phố Cần Thơ. Ngoài ra, tỉnh An Giang cũng tiếp giáp với Biển Đông và biên giới Campuchia.

Diện tích tự nhiên của tỉnh An Giang là 9.888,91 km2, quy mô dân số là 4.952.238 người.

Tỉnh An Giang tiếp giáp với tỉnh nào sau sáp nhập tỉnh toàn quốc?

Tỉnh An Giang tiếp giáp với tỉnh nào sau sáp nhập tỉnh toàn quốc? (Hình từ Internet)

Sáp nhập tỉnh xã thì giấy tờ đất, sổ đỏ còn giá trị sử dụng không?

Việc sáp nhập tỉnh xã khiến không ít người dân băn khoăn: Liệu sổ đỏ, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp trước đây có còn giá trị pháp lý khi tên tỉnh, huyện, xã trên giấy tờ đã thay đổi?

Căn cứ điểm d khoản 1 Điều 133 Luật Đất đai 2024 quy định về việc đăng ký biến động đối với giấy tờ đất cụ thể đối với trường hợp sau sáp nhập tỉnh xã cần thay đổi giấy tờ đất, sổ đỏ như sau:

Điều 133. Đăng ký biến động
1. Đăng ký biến động được thực hiện đối với trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất mà có thay đổi sau đây:
[...]
d) Thay đổi ranh giới, mốc giới, kích thước các cạnh, diện tích, số hiệu và địa chỉ của thửa đất;
[...]

Như vậy, việc sáp nhập tỉnh thì giấy tờ đất sau sáp nhập cần đăng ký biến động. Tuy nhiên, quy định tại khoản 1,2 Điều 10 Nghị quyết 190/2025/QH15 về văn bản giấy tờ đất, sổ đỏ đã được cấp trước đó về hiệu lực và thời hạn như sau:

Điều 10. Văn bản, giấy tờ đã được cơ quan, chức danh có thẩm quyền ban hành, cấp
1. Văn bản, giấy tờ đã được cơ quan, chức danh có thẩm quyền ban hành, cấp trước khi sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước mà chưa hết hiệu lực hoặc chưa hết thời hạn sử dụng thì tiếp tục được áp dụng, sử dụng theo quy định của pháp luật cho đến khi hết thời hạn hoặc được sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ, hủy bỏ, thu hồi bởi cơ quan, chức danh tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn hoặc cơ quan, người có thẩm quyền.
2. Không được yêu cầu tổ chức, cá nhân làm thủ tục cấp đổi giấy tờ đã được cơ quan, chức danh có thẩm quyền cấp trước khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước khi các giấy tờ này chưa hết thời hạn sử dụng, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
[...]

Tóm lại, khi thực hiện sáp nhập tỉnh thành 2025 thì các giấy tờ đất, sổ đỏ vẫn còn giá trị sử dụng. Sau khi sắp xếp lại đơn vị hành chính thì người dân chỉ cần đăng ký biến động đối với giấy tờ đất, sổ đỏ của mình nếu có nhu cầu.

Nguyên tắc tổ chức và điều chỉnh đơn vị địa giới hành chính là gì?

Căn cứ Điều 8 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định cụ thể về nguyên tắc tổ chức đơn vị hành chính và điều kiện thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới hành chính như sau:

(1) Việc tổ chức đơn vị hành chính được thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:

- Tuân thủ quy định của Hiến pháp và pháp luật; bảo đảm tính ổn định, thông suốt, liên tục của quản lý nhà nước;

- Phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ, phù hợp với đặc điểm, điều kiện tự nhiên, xã hội, truyền thống lịch sử, văn hóa và yêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội của từng địa phương;

- Phù hợp với năng lực quản lý của bộ máy chính quyền địa phương, mức độ chuyển đổi số; bảo đảm các công việc, thủ tục hành chính liên quan đến người dân, doanh nghiệp và xã hội được tiếp nhận, giải quyết kịp thời, thuận lợi;

- Thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính chưa đạt tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật.

(2) Việc thành lập, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

- Phù hợp quy hoạch có liên quan đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Bảo đảm lợi ích chung của quốc gia, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền địa phương các cấp; phát huy tiềm năng, lợi thế nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và của từng địa phương;

- Bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

- Bảo đảm đoàn kết dân tộc, phù hợp với các yếu tố truyền thống lịch sử, văn hóa của địa phương; tạo sự thuận tiện cho Nhân dân;

- Phải căn cứ vào tiêu chuẩn của đơn vị hành chính phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

(3) Việc giải thể đơn vị hành chính chỉ thực hiện trong các trường hợp sau đây:

- Do yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của địa phương hoặc của quốc gia;

- Do thay đổi các yếu tố địa lý, địa hình tác động đến sự tồn tại của đơn vị hành chính đó.

saved-content
unsaved-content
49