sapnhap bando com vn Link tra cứu 3321 phường xã đặc khu của 34 tỉnh thành Việt Nam
Nội dung chính
sapnhap bando com vn Link tra cứu 3321 phường xã đặc khu của 34 tỉnh thành Việt Nam
Dưới đây là Link tra cứu 3321 phường xã đặc khu của 34 tỉnh thành Việt Nam:
Hướng dẫn sử dụng công cụ tra cứu:
Bước 1: Truy cập vào đường link tra cứu 3321 phường xã đặc khu của 34 tỉnh thành Việt Nam
Bạn mở trình duyệt và truy cập trực tiếp vào trang:
https://thuviennhadat.vn/sap-nhap-tinh
Bước 2: Chọn địa phương cần tra cứu
Tại giao diện trang web:
- Bạn sẽ thấy một danh sách các tỉnh, thành phố có thay đổi về địa giới hành chính.
- Click chọn vào tỉnh/thành phố bạn muốn xem thông tin.
Bước 3: Xem chi tiết sáp nhập
Sau khi chọn địa phương, hệ thống sẽ hiển thị bảng thông tin bao gồm:
- Tên đơn vị hành chính cũ
- Tên đơn vị hành chính mới sau khi sáp nhập.
>> Ngoài ra, bạn có thể tham khảo công cụ tra cứu sau:
https://sapnhap.bando.com.vn/ |
Hướng dẫn tra cứu:
Bước 1: Truy cập vào link: https://sapnhap.bando.com.vn/
Bước 2: Nhập tên tỉnh/thành phố mới hoặc Nhập tỉnh/thành phố trước sáp nhập
Bước 3:
Nhập tên phường/xã mới hoặc tên phường/xã trước sáp nhập để tiến hành tra cứu và xem bản đồ chi tiết.
Trên đây là nội dung về sapnhap bando com vn Link tra cứu 3321 phường xã đặc khu của 34 tỉnh thành Việt Nam
sapnhap bando com vn Link tra cứu 3321 phường xã đặc khu của 34 tỉnh thành Việt Nam (Hình từ Internet)
Danh sách 34 tỉnh thành Việt Nam sau sáp nhập
Căn cứ theo Nghị quyết 202/2025/QH15, theo đó, danh sách 34 tỉnh thành mới của Việt Nam gồm 11 tỉnh thành được giữ nguyên và 23 tỉnh thành sau sáp nhập. Cụ thể như sau:
TT | Tên tỉnh, thành phố mới | Diện tích | Dân số |
1 | Thành phố Hà Nội | 3.359,84 | 8.807.523 |
2 | Thành phố Hồ Chí Minh (Bình Dương + TPHCM + Bà Rịa - Vũng Tàu) | 6.772,59 | 14.002.598 |
3 | Thành phố Hải Phòng (Hải Dương + TP. Hải Phòng) | 3.194,72 | 4.664.124 |
4 | Thành phố Đà Nẵng (Quảng Nam + TP. Đà Nẵng) | 11.859,59 | 3.065.628 |
5 | Thành phố Huế | 4.947,11 | 1.432.986 |
6 | Thành phố Cần Thơ (Sóc Trăng + Hậu Giang + TP. Cần Thơ) | 6.360,83 | 4.199.824 |
7 | Tuyên Quang (Hà Giang + Tuyên Quang) | 13.795,50 | 1.865.270 |
8 | Cao Bằng | 6.700,39 | 573.119 |
9 | Lai Châu | 9.068,73 | 512.601 |
10 | Lào Cai (Lào Cai + Yên Bái) | 13.256,92 | 1.778.785 |
11 | Thái Nguyên (Bắc Kạn + Thái Nguyên) | 8.375,21 | 1.799.489 |
12 | Điện Biên | 9.539,93 | 673.091 |
13 | Lạng Sơn | 8.310,18 | 881.384 |
14 | Sơn La | 14.109,83 | 1.404.587 |
15 | Phú Thọ (Hòa Bình + Vĩnh Phúc + Phú Thọ) | 9.361,38 | 4.022.638 |
16 | Bắc Ninh (Bắc Giang + Bắc Ninh) | 4.718,60 | 3.619.433 |
17 | Quảng Ninh | 6.207,93 | 1.497.447 |
18 | Hưng Yên (Thái Bình + Hưng Yên) | 2.514,81 | 3.567.943 |
19 | Ninh Bình (Hà Nam + Ninh Bình + Nam Định) | 3.942,62 | 4.412.264 |
20 | Thanh Hóa | 11.114,71 | 4.324.783 |
21 | Nghệ An | 16.486,49 | 3.831.694 |
22 | Hà Tĩnh | 5.994,45 | 1.622.901 |
23 | Quảng Trị (Quảng Bình + Quảng Trị) | 12.700 | 1.870.845 |
24 | Quảng Ngãi (Quảng Ngãi + Kon Tum) | 14.832,55 | 2.161.755 |
25 | Gia Lai (Gia Lai + Bình Định) | 21.576,53 | 3.583.693 |
26 | Đắk Lắk (Phú Yên + Đắk Lắk) | 18.096,40 | 3.346.853 |
27 | Khánh Hoà (Khánh Hòa + Ninh Thuận) | 8.555,86 | 2.243.554 |
28 | Lâm Đồng (Đắk Nông + Lâm Đồng + Bình Thuận) | 24.233,07 | 3.872.999 |
29 | Đồng Nai (Bình Phước + Đồng Nai) | 12.737,18 | 4.491.408 |
30 | Tây Ninh (Long An + Tây Ninh) | 8.536,44 | 3.254.170 |
31 | Đồng Tháp (Tiền Giang + Đồng Tháp) | 5.938,64 | 4.370.046 |
32 | An Giang (Kiên Giang + An Giang) | 9.888,91 | 4.952.238 |
33 | Vĩnh Long (Bến Tre + Vĩnh Long + Trà Vinh) | 6.296,20 | 4.257.581 |
34 | Cà Mau (Bạc Liêu + Cà Mau) | 7.942,39 | 2.606.672 |
Phân loại đơn vị hành chính như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025:
Phân loại đơn vị hành chính
- Phân loại đơn vị hành chính là cơ sở để hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng tổ chức bộ máy, chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức của chính quyền địa phương phù hợp với từng loại đơn vị hành chính.
- Phân loại đơn vị hành chính phải dựa trên các tiêu chí về quy mô dân số, diện tích tự nhiên, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và các yếu tố đặc thù của từng loại đơn vị hành chính ở nông thôn, đô thị, hải đảo theo quy định của Chính phủ.
Việc phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương phải bảo đảm các nguyên tắc nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025:
Việc phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
- Xác định rõ nội dung và phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn mà chính quyền địa phương được quyết định, tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về kết quả;
- Đẩy mạnh phân quyền, phân cấp các nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan nhà nước ở trung ương cho chính quyền địa phương; phân định rõ giữa thẩm quyền của Ủy ban nhân dân và thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp xã; bảo đảm không trùng lặp, chồng chéo về nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương, giữa chính quyền địa phương các cấp và giữa các cơ quan, tổ chức thuộc chính quyền địa phương;
- Phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt và khả năng, điều kiện thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương các cấp. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan nhà nước cấp trên được bảo đảm các điều kiện cần thiết để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đó;
- Bảo đảm tính công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình và thực hiện có hiệu quả việc kiểm soát quyền lực gắn với trách nhiệm kiểm tra, thanh tra, giám sát của cơ quan có thẩm quyền; có cơ chế theo dõi, đánh giá, kiểm tra và kịp thời điều chỉnh nội dung phân quyền, phân cấp khi cơ quan, tổ chức, cá nhân được phân quyền, phân cấp thực hiện không hiệu quả các nhiệm vụ, quyền hạn được giao;
- Bảo đảm tính thống nhất trong tổ chức thi hành Hiến pháp và pháp luật;
- Đáp ứng yêu cầu quản trị địa phương; phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số;
- Những vấn đề liên quan đến phạm vi từ 02 đơn vị hành chính cấp xã trở lên thì thuộc thẩm quyền giải quyết của chính quyền địa phương cấp tỉnh, những vấn đề liên quan đến phạm vi từ 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên thì thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan nhà nước ở trung ương, trừ trường hợp luật, nghị quyết của Quốc hội có quy định khác.
Căn cứ tình hình thực tiễn, cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở trung ương giao cho chính quyền địa phương của một trong các đơn vị hành chính cấp tỉnh có liên quan chủ trì giải quyết những vấn đề liên quan đến phạm vi từ 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên; chính quyền địa phương cấp tỉnh giao cho chính quyền địa phương của một trong các đơn vị hành chính cấp xã có liên quan chủ trì giải quyết những vấn đề liên quan đến phạm vi từ 02 đơn vị hành chính cấp xã trở lên bảo đảm phát huy hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và phục vụ người dân, doanh nghiệp tốt hơn.