Sau sáp nhập 2025, còn quận không?

Chuyên viên pháp lý: Hồ Nguyễn Bảo Ngọc
Tham vấn bởi Luật sư: Nguyễn Thụy Hân
Sau sáp nhập 2025, còn quận không? Việc phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương phải bảo đảm các nguyên tắc nào?

Nội dung chính

Sau sáp nhập 2025, còn quận không?

Việc sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã, phường, quận trong năm 2025 đang thu hút nhiều sự quan tâm từ người dân trên địa bàn Hà Nội. Trong đó, câu hỏi được đặt ra nhiều nhất là: “Sau sáp nhập 2025, còn quận không?” – đặc biệt với các địa phương trước đây từng có nhiều phường thuộc một quận cũ. Việc thay đổi này không chỉ liên quan đến tên gọi, địa giới hành chính mà còn ảnh hưởng đến nơi tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính của người dân.

Căn cứ theo quy định tại Điều 1 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 (Luật số 72/2025/QH15) thì hiện tại, đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức thành 02 cấp, gồm có:

- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh);

- Xã, phường, đặc khu trực thuộc cấp tỉnh (sau đây gọi chung là cấp xã).

Xã là đơn vị hành chính ở nông thôn; phường là đơn vị hành chính ở đô thị; đặc khu là đơn vị hành chính ở một số hải đảo có vị trí quan trọng được thành lập phù hợp với điều kiện địa lý, tự nhiên, đặc điểm dân cư và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 (Luật số 72/2025/QH15) chính thức có hiệu lực từ 16/6/2025.

Như vậy, sau sáp nhập 2025, đơn vị hành chính của nước Việt Nam chỉ còn cấp tỉnh và cấp xã, không còn quận (hay còn gọi là cấp huyện).

(Trên đây là toàn bộ thông tin về sau sáp nhập 2025, còn quận không?)

Sau sáp nhập 2025, còn quận không?Sau sáp nhập 2025, còn quận không? (Hình từ Internet)

Việc phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương phải bảo đảm các nguyên tắc nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 về việc phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:

- Xác định rõ nội dung và phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn mà chính quyền địa phương được quyết định, tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về kết quả;

- Đẩy mạnh phân quyền, phân cấp các nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan nhà nước ở trung ương cho chính quyền địa phương; phân định rõ giữa thẩm quyền của Ủy ban nhân dân và thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp xã; bảo đảm không trùng lặp, chồng chéo về nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương, giữa chính quyền địa phương các cấp và giữa các cơ quan, tổ chức thuộc chính quyền địa phương;

- Phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt và khả năng, điều kiện thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương các cấp. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan nhà nước cấp trên được bảo đảm các điều kiện cần thiết để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đó;

- Bảo đảm tính công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình và thực hiện có hiệu quả việc kiểm soát quyền lực gắn với trách nhiệm kiểm tra, thanh tra, giám sát của cơ quan có thẩm quyền; có cơ chế theo dõi, đánh giá, kiểm tra và kịp thời điều chỉnh nội dung phân quyền, phân cấp khi cơ quan, tổ chức, cá nhân được phân quyền, phân cấp thực hiện không hiệu quả các nhiệm vụ, quyền hạn được giao;

- Bảo đảm tính thống nhất trong tổ chức thi hành Hiến pháp và pháp luật;

- Đáp ứng yêu cầu quản trị địa phương; phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số;

- Những vấn đề liên quan đến phạm vi từ 02 đơn vị hành chính cấp xã trở lên thì thuộc thẩm quyền giải quyết của chính quyền địa phương cấp tỉnh, những vấn đề liên quan đến phạm vi từ 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên thì thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan nhà nước ở trung ương, trừ trường hợp luật, nghị quyết của Quốc hội có quy định khác.

Căn cứ tình hình thực tiễn, cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở trung ương giao cho chính quyền địa phương của một trong các đơn vị hành chính cấp tỉnh có liên quan chủ trì giải quyết những vấn đề liên quan đến phạm vi từ 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên; chính quyền địa phương cấp tỉnh giao cho chính quyền địa phương của một trong các đơn vị hành chính cấp xã có liên quan chủ trì giải quyết những vấn đề liên quan đến phạm vi từ 02 đơn vị hành chính cấp xã trở lên bảo đảm phát huy hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và phục vụ người dân, doanh nghiệp tốt hơn.

Việc thành lập địa giới đơn vị hành chính phải bảo đảm các điều kiện nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 về việc thành lập địa giới đơn vị hành chính phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

- Phù hợp quy hoạch có liên quan đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Bảo đảm lợi ích chung của quốc gia, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền địa phương các cấp; phát huy tiềm năng, lợi thế nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và của từng địa phương;

- Bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội; việc thành lập đặc khu ở hải đảo còn phải bảo đảm bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia trên các vùng biển, hải đảo, phát huy lợi thế, tiềm năng kinh tế biển, thu hút người dân sinh sống tại đặc khu và phù hợp với chủ trương của cấp có thẩm quyền;

- Bảo đảm đoàn kết, bình đẳng các dân tộc, phù hợp với các yếu tố truyền thống lịch sử, văn hóa của địa phương; tạo thuận lợi cho Nhân dân;

- Phải căn cứ vào tiêu chuẩn của đơn vị hành chính phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

saved-content
unsaved-content
1