Tiếp tục thực hiện sáp nhập tỉnh và tạm dừng sáp nhập huyện xã?

Tiếp tục thực hiện sáp nhập tỉnh và tạm dừng sáp nhập huyện xã? Việc bố trí cán bộ, công chức, viên chức như thế nào? Số lượng tinh giản biên chế công chức, viên chức là bao nhiêu?

Nội dung chính

Tiếp tục thực hiện sáp nhập tỉnh và tạm dừng sáp nhập huyện xã?

Căn cứ vào Mục 1 Chương II Kết luận 127-KL/TW năm 2025 quyết định về việc vẫn tiến hành sáp nhập tỉnh nhưng tạm dừng sáp nhập huyện xã cụ thể:

- Giao Đảng ủy Chính phủ chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương, Đảng ủy Quốc hội, Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và các cơ quan liên quan chỉ đạo nghiên cứu, xây dựng đề án, tờ trình Bộ Chính trị về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, tiếp tục sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã:

+ Đối với sáp nhập tỉnh: Ngoài căn cứ về quy mô dân số, diện tích, cần nghiên cứu kỹ quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch địa phương, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, phát triển ngành, mở rộng không gian phát triển, phát huy lợi thế so sánh, đáp ứng yêu cầu phát triển đối với từng địa phương và yêu cầu, định hướng phát triển của giai đoạn mới... làm cơ sở, căn cứ khoa học trong sắp xếp.

+ Đối với cấp xã: Cần xác định rõ các mô hình chính quyền địa phương cấp xã đối với khu vực đô thị, nông thôn, miền núi, đồng bằng, hải đảo, quy mô dân số, diện tích, lịch sử, văn hoá, các vấn đề về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, dân tộc, tôn giáo... Xây dựng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, định biên của chính quyền địa phương cấp xã.

+ Làm rõ mối quan hệ công tác giữa các cấp chính quyền địa phương (giữa cấp tỉnh và cấp xã); mối quan hệ công tác theo ngành dọc từ Trung ương đến cấp xã (giữa bộ, ngành Trung ương, các sở chuyên ngành và đơn vị, cá nhân phụ trách theo lĩnh vực), bảo đảm hoạt động thuận lợi, đồng bộ, liên thông, hiệu lực, hiệu quả; xác định rõ các điều kiện bảo đảm để chính quyền cấp xã hoạt động hiệu quả trước, trong và sau khi sắp xếp.

Tiếp tục thực hiện sáp nhập tỉnh và tạm dừng sáp nhập huyện xã?

Tiếp tục thực hiện sáp nhập tỉnh và tạm dừng sáp nhập huyện xã? (Hình từ Internet)

Về việc bố trí cán bộ, công chức, viên chức như thế nào?

Căn cứ tại Mục 6 Nghị quyết 20/NQ-CP năm 2023 hướng dẫn về việc bố trí cán bộ, công chức, viên chức và giải quyết chế độ, chính sách sau khi tổ chức sáp nhập tỉnh và các đơn vị hành chính huyện, xã như sau:

Về việc bố trí cán bộ, công chức, viên chức và giải quyết chế độ, chính sách

Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm:

a) Tiến hành sắp xếp tổ chức bộ máy, đánh giá, phân loại, bố trí đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tại các tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp mới được hình thành sau khi sắp xếp, bảo đảm lựa chọn được những người có phẩm chất, năng lực để đảm nhận những vị trí công việc mới; xây dựng kế hoạch, lộ trình và thực hiện việc sắp xếp số lượng lãnh đạo, quản lý, số lượng cán bộ, công chức, viên chức dôi dư gắn với thực hiện tinh giản biên chế tại tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp mới hình thành.
b) Giải quyết chế độ, chính sách đối với các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động dôi dư trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy theo quy định của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ, công chức, viên chức; giải quyết chế độ thôi việc, chính sách tinh giản biên chế và các chính sách khác theo pháp luật hiện hành; thực hiện sắp xếp lại số lượng cấp phó của người đứng đầu các tổ chức, đơn vị sau khi tiến hành sắp xếp tổ chức bộ máy được thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành.
c) Rà soát, xây dựng và hoàn thiện danh mục, số lượng vị trí việc làm, điều chỉnh số lượng biên chế phù hợp tổ chức bộ máy sau khi sắp xếp lại.

Như vây, sau khi thực hiện sáp nhập tỉnh, các bộ, cơ quan có trách nhiệm:

- Sắp xếp tổ chức và bố trí cán bộ, công chức, viên chức vào vị trí mới, đảm bảo tinh giản biên chế.

- Giải quyết chế độ, chính sách cho cán bộ, công chức, viên chức dôi dư theo quy định pháp luật.

- Rà soát và điều chỉnh biên chế, vị trí việc làm phù hợp với tổ chức bộ máy sau sắp xếp.

Số lượng tinh giản biên chế công chức, viên chức là bao nhiêu?

Căn cứ vào tiết e,g,h mục 2 Chương 2 Hướng dẫn 01/HD-UBND năm 2025 quy định về tinh giản biên chế như sau:

- Trên cơ sở số lượng người có đơn tự nguyện xin nghỉ được cấp có thẩm quyền đồng ý, từ kết quả đánh giá, cơ quan, tổ chức, đơn vị tiếp tục xác định số lượng người cần xem xét tinh giản để đáp ứng tiêu chí giảm 25% số lượng cán bộ, công chức, viên chức và người lao động theo quy định của Trung ương, đảm bảo nguyên tắc tinh giản những người có kết quả đánh giá thấp nhất từ dưới lên.

- Ngoài chỉ tiêu giảm 25% cán bộ, công chức, viên chức, các cơ quan, tổ chức, đơn vị có thể căn cứ kết quả đánh giá tiếp tục sàng lọc để nâng cao chất lượng đội ngũ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

- Đối với cán bộ, công chức, viên chức sau sắp xếp tổ chức bộ máy chưa đạt chuẩn về trình độ đào tạo; bằng cấp chuyên môn không đúng với yêu cầu vị trí việc làm được cấp có thẩm quyền phê duyệt, cơ quan, tổ chức, đơn vị xem xét, đánh giá để giải quyết chế độ chính sách theo quy định.

Chuyên viên pháp lý Cao Thanh An
saved-content
unsaved-content
291