Thủ tục hành chính trong quá trình lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật được kiểm soát theo các quy định nào theo pháp luật hiện hành?

Thủ tục hành chính được kiểm soát như thế nào trong quá trình lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật? Văn bản nào quy định vấn đề này?

Nội dung chính

    Thủ tục hành chính trong quá trình lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật được kiểm soát theo các quy định nào theo pháp luật hiện hành?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Thông tư 18/2018/TT-BCT quy định về hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Công Thương, có hiệu lực từ 03/9/2018, kiểm soát thủ tục hành chính trong quá trình lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật được quy định như sau:

    - Trong quá trình lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, các đơn vị thuộc Bộ có trách nhiệm thực hiện đánh giá tác động của thủ tục hành chính theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và hướng dẫn của Bộ Tư pháp.

    - Hồ sơ đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của các đơn vị thuộc Bộ phải được gửi lấy ý kiến Văn phòng Bộ trước khi gửi Vụ Pháp chế thẩm tra.

    Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ về việc đề nghị thẩm tra thủ tục hành chính trong văn bản quy phạm pháp luật dự kiến xây dựng do các đơn vị gửi đến, Văn phòng Bộ có trách nhiệm trả lời bằng văn bản, trong đó nêu rõ quan điểm đối với nội dung liên quan đến thủ tục hành chính trong văn bản quy phạm pháp luật được đề nghị xây dựng (nếu có).

    - Trên cơ sở tiếp thu ý kiến của Văn phòng Bộ theo quy định tại khoản 2 Điều này, các đơn vị thuộc Bộ hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật gửi Vụ Pháp chế để thẩm tra.

    14