Thông tin đường Vành Đai 3 tại khu vực TP Thủ Đức?
Nội dung chính
Thông tin đường Vành Đai 3 tại khu vực TP Thủ Đức?
Dự án tuyến vành đai 3 đoạn qua TP. Hồ Chí Minh có tổng chiều dài 47,3km bao gồm một đoạn đường trên cao hơn 13km xuyên qua TP Thủ Đức với tổng mức đầu tư khoảng 41.317 tỉ đồng. Tuyến Vành đai 3 đi qua 4 khu vực chính trực thuộc thành phố Thủ Đức, Củ Chi, Hóc Môn và Bình Chánh.
Đường Vành Đai 3 tại khu vực Thủ Đức được báo cáo tiền khả thi cho thấy có chiều dài khoảng 14,7 km và thiết kế chủ yếu là đoạn đường cao trên. Cụ thể, tuyến đường nối từ khu vực gần cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây đến nút giao Tân Vạn thuộc TP Thủ Đức.
Trong giai đoạn hiện tại, dự án dự kiến xây dựng 4 làn cao tốc trên phần đường chính, trong khi đường song hành qua khu đô thị và khu dân cư được quy hoạch từ 2 đến 3 làn.
Mặt bằng cho giai đoạn hoàn chỉnh được quy định có chiều rộng từ 63m đến 74,5m, với một đoạn đặc biệt gần nút giao Tân Vạn được giải tỏa tới 120m nhằm kết nối trực tiếp với cảng Long Bình. Dự kiến, dự án sẽ khởi công vào tháng 6 năm 2023, thông xe vào năm 2025 và hoàn thành toàn bộ vào năm 2026.
Nguồn vốn đầu tư dự án đến từ ngân sách trung ương và địa phương, góp phần tăng tổng mức vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025 dựa trên các nguồn vốn dự kiến tăng thu của địa phương. Sau khi hoàn thành, dự án sẽ được tổ chức thu phí nhằm thu hồi vốn cho ngân sách.
Thông tin đường Vành Đai 3 tại khu vực TP Thủ Đức? (hình từ internet)
Mục tiêu phát triển Đồ án Quy hoạch chung thành phố Thủ Đức đến năm 2040 có nội dung gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 1 Quyết định 202/QĐ-TTg năm 2025 quy định như sau:
Điều 1. Phê duyệt Đồ án Quy hoạch chung thành phố Thủ Đức thuộc Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2040 với những nội dung chính sau:
1. Phạm vi ranh giới, quy mô, thời hạn quy hoạch:
a) Phạm vi ranh giới, quy mô lập quy hoạch:
- Phạm vi, ranh giới lập quy hoạch là ranh hành chính của thành phố Thủ Đức, 4 phía tiếp giáp với các đơn vị hành chính cấp huyện như sau:
+ Phía Đông giáp thành phố Biên Hòa và huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.
+ Phía Tây giáp quận 4, quận 1, quận 12 và quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh.
+ Phía Nam giáp quận 4, quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh và huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai.
+ Phía Bắc giáp thành phố Dĩ An và thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương.
- Quy mô lập quy hoạch: Toàn bộ địa giới hành chính của thành phố Thủ Đức với tổng diện tích tự nhiên khoảng 21.156,9 ha.
b) Thời hạn quy hoạch:
- Giai đoạn ngắn hạn: Đến năm 2030.
- Giai đoạn dài hạn: Đến năm 2040.
2. Mục tiêu phát triển:
- Phát triển thành phố Thủ Đức trở thành đô thị sáng tạo, tương tác cao; khu vực dẫn dắt kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, vùng đô thị Thành phố Hồ Chí Minh thông qua các hoạt động kinh tế tri thức như đào tạo, nghiên cứu, sản xuất công nghệ cao và hợp tác phát triển; bước đầu trở thành trung tâm tài chính của quốc gia, hướng tới khu vực quốc tế.
- Có kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại kết nối thuận lợi với các khu vực trong Thành phố Hồ Chí Minh và các đô thị trọng điểm trong vùng Đông Nam Bộ bằng các phương thức đường bộ, đường sắt, hàng hải và đường thủy nội địa; phát triển đô thị theo định hướng phát triển giao thông công cộng; phát triển hạ tầng kỹ thuật đảm bảo tiêu chuẩn đô thị loại I và loại đặc biệt, tạo điều kiện để phát triển hạ tầng số, hạ tầng đô thị thông minh.
- Có chất lượng sống tốt và môi trường làm việc hấp dẫn; tạo dựng cảnh quan đô thị hiện đại và sinh thái, gìn giữ bản sắc văn hóa và đặc trưng đô thị sông nước, thích ứng với biến đổi khí hậu.
...
Như vậy,mục tiêu phát triển Đồ án Quy hoạch chung thành phố Thủ Đức đến năm 2040 gồm:
- Phát triển thành phố Thủ Đức thành đô thị sáng tạo, tương tác cao, dẫn dắt kinh tế TP Hồ Chí Minh và vùng Đông Nam Bộ thông qua các hoạt động kinh tế tri thức như đào tạo, nghiên cứu, sản xuất công nghệ cao, hướng tới trở thành trung tâm tài chính quốc gia và quốc tế.
- Xây dựng hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại, kết nối với TP Hồ Chí Minh và các đô thị trọng điểm bằng đường bộ, đường sắt, hàng hải, đường thủy; phát triển đô thị theo mô hình giao thông công cộng (TOD) và hạ tầng số.
- Nâng cao chất lượng sống, phát triển đô thị hiện đại, sinh thái, gìn giữ bản sắc văn hóa sông nước, thích ứng với biến đổi khí hậu.