Thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản công tại các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập ngành Giao thông Vận tải được quy định như thế nào?
Nội dung chính
Thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản công tại các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập ngành Giao thông Vận tải được quy định như thế nào?
Thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản công tại các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập ngành Giao thông Vận tải quy định tại Điều 2 Quyết định 1281/QĐ-BGTVT năm 2018 về phân cấp quản lý, sử dụng tài sản công tại các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Giao thông vận tải, cụ thể như sau:
1. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục quyết định mua sắm tài sản công trong trường hợp phải lập thành dự án đầu tư được thực hiện theo quy định về pháp luật về đầu tư công và pháp luật có liên quan.
2. Thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản công trong trường hợp không thuộc phạm vi quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện như sau:
a. Đối với các trường hợp không phải là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, xe ô tô:
- Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục trưởng các Cục trực thuộc Bộ được quyết định mua sắm các tài sản có giá trị từ 01 tỷ đồng trên một đơn vị tài sản đến dưới 10 tỷ đồng trên một đơn vị tài sản đối với các đơn vị thuộc Tổng cục, Cục trực thuộc Bộ.
- Thủ trưởng các đơn vị thuộc Tổng cục Đường bộ Việt Nam, các Cục trực thuộc Bộ được quyết định mua sắm các tài sản có giá trị dưới 01 tỷ đồng trên một đơn vị tài sản.
- Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ (không bao gồm Tổng cục đường bộ Việt Nam, các Cục trực thuộc Bộ) được quyết định mua sắm các tài sản có giá trị dưới 05 tỷ đồng trên một đơn vị tài sản.
b. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định hoặc trình cơ quan có thẩm quyền quyết định việc mua sắm tài sản trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
Trên đây là nội dung quy định về thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản công tại các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập ngành Giao thông vận tải.