10:16 - 19/09/2024

Quy định cụ thể về việc sử dụng kết cấu chống đỡ tạm thời để bảo đảm an toàn trong công trường xây dựng được quy định như thế nào?

Quy định chung về kết cấu chống đỡ tạm trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như thế nào?

Nội dung chính

    Quy định chung về kết cấu chống đỡ tạm trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như thế nào?

    Tại Tiết 2.3.1 Tiểu mục 2.3 Mục 2 ban hành kèm theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong thi công xây dựng QCVN 18:2021/BXD quy định chung về kết cấu chống đỡ tạm trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như sau:

    -  Đối với các KCCĐT, các công việc khảo sát, thiết kế, thi công, lắp dựng, kiểm tra, thử nghiệm, kiểm định an toàn (xem 2.3.5), nghiệm thu, sử dụng, quan trắc, bảo trì, tháo dỡ, lưu trữ hồ sơ, tài liệu thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng áp dụng cho các công trình xây dựng và các quy định trong quy chuẩn này.

    CHÚ THÍCH: Cốp-phơ-đem là KCCĐT. Yêu cầu về ĐBAT khi làm việc trong cốp-phơ-đem, cai-sờn thực hiện theo quy định tại 2.9.

    -  KCCĐT phải:

    + Được chế tạo từ các loại vật liệu, sản phẩm đảm bảo chất lượng theo quy định tại 2.1.1.5;

    + Được lắp dựng đúng thiết kế, đảm bảo KNCL, ổn định và phù hợp với mục đích sử dụng;

    +  Được liên kết và giằng chống chắc chắn để giữ đúng vị trí và hình dạng.

    -  Trường hợp KCCĐT có 2 tầng hoặc 2 lớp trở lên:

    + Các tầng, lớp của KCCĐT phải được liên kết và giằng chống chắc chắn, ổn định;

    + Phải bố trí đường tiếp cận an toàn (giàn giáo, thang leo hoặc các phương tiện khác) để phục vụ cho mục đích kiểm tra KCCĐT. Vị trí được phép tiếp cận KCCĐT phải được đánh dấu bằng dấu hiệu rõ ràng, dễ quan sát và được ĐBAT chống ngã;

    + Phải có biện pháp để đảm bảo KCCĐT và các bộ phận của chúng không bị mất ổn định hoặc sụp đổ khi bị va chạm, tác động bất ngờ trong quá trình lắp dựng, sử dụng và tháo dỡ.

    -  Đối với KCCĐT và các bộ phận của chúng làm bằng các vật liệu, sản phẩm phi kim loại hoặc phi tiêu chuẩn, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ thiết kế (trong đó tối thiểu phải bao gồm sơ đồ lắp dựng, cấu tạo các bộ phận, chi tiết chính), có biện pháp và trình tự lắp dựng; sau khi lắp dựng KCCĐT loại này vào vị trí thì phải kiểm tra độ chắc chắn, ổn định của KCCĐT và các chi tiết liên kết; phải thử nghiệm KNCL theo yêu cầu sử dụng với tải trọng thử nghiệm theo quy định của thiết kế trước khi sử dụng.

    CHÚ THÍCH 1: Người có thẩm quyền là người giám sát xây dựng của chủ đầu tư (hoặc tổng thầu EPC).

    CHÚ THÍCH 2: Xem các yêu cầu cụ thể đối với KCCĐT làm bằng các vật liệu phi kim loại, phi tiêu chuẩn nêu tại 2.3.2 đến 2.3.8.

    -  Nếu không có quy định trong hồ sơ thiết kế, không được phép chất tải lên các KCCĐT (kể cả các bộ phận của chúng) hoặc sử dụng chúng đến khi chúng được người có thẩm quyền khẳng định là an toàn cho chất tải, sử dụng.

    CHÚ THÍCH: Người có thẩm quyền bao gồm người quản lý thi công xây dựng (hoặc quản lý an toàn) của nhà thầu và người giám sát xây dựng của chủ đầu tư (hoặc tổng thầu EPC) có kinh nghiệm về KCCĐT.

    -  Chỉ cho phép những người lao động được giao nhiệm vụ mới được ra vào, làm việc trong khu vực có KCCĐT.

    Các yêu cầu khác đối với ván khuôn và công việc chống đỡ cho thi công đổ bê tông tại chỗ quy định tại 2.11.

    -  Người lao động không được làm việc bên trên, bên trong của các KCCĐT trong các điều kiện rung động lớn.

    Quy định cụ thể về việc sử dụng kết cấu chống đỡ tạm thời để bảo đảm an toàn trong công trường xây dựng được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

    Thi công, lắp dựng kết cấu chống đỡ tạm trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng được quy định như thế nào?

    Tại Tiết 2.3.4 Tiểu mục 2.3 Mục 2 ban hành kèm theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong thi công xây dựng QCVN 18:2021/BXD thi công, lắp dựng trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng được quy định như sau:

    2.3.4.1  Công việc ĐBAT trong thi công, lắp dựng KCCĐT phải được thực hiện theo các quy định có liên quan đến các loại công việc thi công nêu trong quy chuẩn này.

    VÍ DỤ: KCCĐT sử dụng để chống đỡ phục vụ thi công dầm cầu có sử dụng móng cọc bê tông cốt thép, khung thép chế tạo tại xưởng, được lắp dựng tại công trường. Trong trường hợp này, tại công trường, việc ĐBAT phải được thực hiện theo các quy định của quy chuẩn này áp dụng cho các công việc: Hạ cọc (xem 2.12), đổ bê tông (xem 2.11), lắp dựng kết cấu thép (xem 2.10), sử dụng giàn giáo (xem 2.2), sử dụng các thiết bị nâng (xem 2.4) và các công việc ĐBAT khác có liên quan.

    14