Phường Giảng Võ mới gồm những phường nào sau sáp nhập ĐVHC cấp xã TP Hà Nội?
Nội dung chính
Phường Giảng Võ mới gồm những phường nào sau sáp nhập ĐVHC cấp xã TP Hà Nội?
Ngày 16/06/2025, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết 1656/NQ-UBTVQH15 sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hà Nội năm 2025.
Nghị quyết 1656/NQ-UBTVQH15 có hiệu lực từ ngày 16/06/2025.
Sau khi sắp xếp, TP Hà Nội có 126 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 51 phường và 75 xã.
Phường Giảng Võ mới gồm những phường nào sau sáp nhập ĐVHC cấp xã TP Hà Nội? được quy định tại Điều 1 Nghị quyết 1656/NQ-UBTVQH15 quy định như sau:
Điều 1. Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội
Trên cơ sở Đề án số 369/ĐA-CP ngày 09 tháng 5 năm 2025 của Chính phủ về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội năm 2025, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định sắp xếp để thành lập các đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội như sau:
...
3. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của phường Quán Thánh, phường Trúc Bạch, một phần diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các phường Cửa Nam, Điện Biên, Đội Cấn, Kim Mã, Ngọc Hà, một phần diện tích tự nhiên của phường Thụy Khuê, phần còn lại của phường Cửa Đông và phường Đồng Xuân sau khi sắp xếp theo quy định tại khoản 1 Điều này thành phường mới có tên gọi là phường Ba Đình.
4. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của phường Vĩnh Phúc, phường Liễu Giai, một phần diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các phường Cống Vị, Kim Mã, Ngọc Khánh, Nghĩa Đô, phần còn lại của phường Đội Cấn và phường Ngọc Hà sau khi sắp xếp theo quy định tại khoản 3 Điều này thành phường mới có tên gọi là phường Ngọc Hà.
5. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của phường Giảng Võ, một phần diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các phường Cát Linh, Láng Hạ, Ngọc Khánh, Thành Công, phần còn lại của phường Cống Vị sau khi sắp xếp theo quy định tại khoản 4 Điều này và phần còn lại của phường Kim Mã sau khi sắp xếp theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều này thành phường mới có tên gọi là phường Giảng Võ.
...
Phường Giảng Võ mới gồm những phường nào sau sáp nhập ĐVHC cấp xã TP Hà Nội?
Như vậy, phường Giảng Võ gồm những 07 phường sau sáp nhập ĐVHC cấp xã TP Hà Nội cụ thể như sau:
- Toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của phường Giảng Võ, một phần diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các phường Cát Linh, Láng Hạ, Ngọc Khánh, Thành Công, phần còn lại của phường Cống Vị và phần còn lại của phường Kim Mã thành phường mới có tên gọi là phường Giảng Võ.
Phường Giảng Võ mới gồm những phường nào sau sáp nhập ĐVHC cấp xã TP Hà Nội? (Hình từ Internet)
Chính quyền địa phương được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định như sau:
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương được quy định như sau:
- Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng pháp luật; thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.
Hội đồng nhân dân hoạt động theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số.
Ủy ban nhân dân hoạt động theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số; đồng thời đề cao thẩm quyền và trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân.
- Tổ chức chính quyền địa phương tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu quản trị địa phương chuyên nghiệp, hiện đại, thực hiện hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương, bảo đảm trách nhiệm giải trình gắn với cơ chế kiểm soát quyền lực.
- Bảo đảm quyền con người, quyền công dân; xây dựng chính quyền địa phương gần Nhân dân, phục vụ Nhân dân, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, chịu sự kiểm tra, giám sát của Nhân dân; thực hiện đầy đủ cơ chế phản biện xã hội của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương.
- Bảo đảm nền hành chính minh bạch, thống nhất, thông suốt, liên tục.
- Những công việc thuộc thẩm quyền của chính quyền địa phương phải do chính quyền địa phương quyết định và tổ chức thực hiện; phát huy vai trò tự chủ và tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương.
- Phân định rõ thẩm quyền giữa cơ quan nhà nước ở trung ương và chính quyền địa phương; giữa chính quyền địa phương cấp tỉnh và chính quyền địa phương cấp xã.
Đơn vị hành chính được phân loại theo tiêu chí nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định như sau:
Điều 3. Phân loại đơn vị hành chính
1. Phân loại đơn vị hành chính là cơ sở để hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng tổ chức bộ máy, chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức của chính quyền địa phương phù hợp với từng loại đơn vị hành chính.
2. Phân loại đơn vị hành chính phải dựa trên các tiêu chí về quy mô dân số, diện tích tự nhiên, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và các yếu tố đặc thù của từng loại đơn vị hành chính ở nông thôn, đô thị, hải đảo theo quy định của Chính phủ.
Theo đó, phân loại đơn vị hành chính phải dựa trên các tiêu chí về quy mô dân số, diện tích tự nhiên, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và các yếu tố đặc thù của từng loại đơn vị hành chính ở nông thôn, đô thị, hải đảo theo quy định của Chính phủ.
Trên đây là toàn bộ nội dung về "Phường Giảng Võ mới gồm những phường nào sau sáp nhập ĐVHC cấp xã TP Hà Nội?"