Người thuê phòng trọ phải có nghĩa vụ như thế nào đối với phòng trọ mà mình thuê?

Người thuê phòng trọ phải có nghĩa vụ như thế nào đối với phòng trọ mà mình thuê? Người thuê phòng trọ khi làm hư hỏng phòng trọ thì có trách nhiệm gì?

Nội dung chính

    Người thuê nhà trọ phải có nghĩa vụ như thế nào đối với nhà trọ mà mình thuê?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 479 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về nghĩa vụ bảo quản tài sản thuê như sau:

    Nghĩa vụ bảo quản tài sản thuê
    1. Bên thuê phải bảo quản tài sản thuê, phải bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ; nếu làm mất, hư hỏng thì phải bồi thường.
    Bên thuê không chịu trách nhiệm về những hao mòn tự nhiên do sử dụng tài sản thuê.
    2. Bên thuê có thể tu sửa và làm tăng giá trị tài sản thuê, nếu được bên cho thuê đồng ý và có quyền yêu cầu bên cho thuê thanh toán chi phí hợp lý.

    Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 21 Luật Kinh doanh bất động sản 2023 về nghĩa vụ của người thuê phòng trọ như sau:

    Nghĩa vụ của bên mua, thuê, thuê mua nhà ở, công trình xây dựng có sẵn
    1. Bên mua, thuê, thuê mua nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng có các nghĩa vụ sau đây:
    a) Thanh toán đủ tiền mua, thuê, thuê mua nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng theo thời hạn và phương thức thỏa thuận trong hợp đồng;
    b) Nhận nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng và hồ sơ có liên quan theo thời hạn thỏa thuận trong hợp đồng;
    c) Thực hiện đúng, đầy đủ các nghĩa vụ trong hợp đồng; phối hợp với bên bán, cho thuê, cho thuê mua thực hiện các thủ tục mua bán, thuê, thuê mua trong thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng;
    d) Bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra;
    đ) Sử dụng nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng đã mua, thuê, thuê mua theo đúng công năng; thực hiện các quy định của pháp luật trong việc phòng cháy, chữa cháy, bảo đảm vệ sinh, môi trường, an ninh, trật tự an toàn xã hội;
    e) Thực hiện theo quy định của pháp luật và không được làm ảnh hưởng hoặc gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác khi thực hiện bảo trì, cải tạo, sửa chữa, phá dỡ, xây dựng lại nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng;
    g) Có trách nhiệm để các bên có liên quan và người có thẩm quyền theo thỏa thuận trong hợp đồng và quy định của pháp luật thực hiện việc kiểm tra, theo dõi, bảo trì, sửa chữa, thay thế, lắp đặt đối với hệ thống trang thiết bị, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, phần diện tích thuộc sở hữu chung, sử dụng chung của các chủ sở hữu nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng;

    h) Nghĩa vụ khác theo hợp đồng.

    ...

    4. Ngoài các nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều này, bên thuê nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng có các nghĩa vụ sau đây:
    a) Phải sửa chữa hư hỏng của nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng do lỗi của mình gây ra; trả lại nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng cho bên cho thuê theo thỏa thuận trong hợp đồng; không được thay đổi, cải tạo, phá dỡ nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng nếu không có sự đồng ý của bên cho thuê;
    b) Thông báo cho bên cho thuê về việc cho thuê lại một phần hoặc toàn bộ nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng;
    c) Trường hợp đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng thì phải thông báo cho bên cho thuê trước 30 ngày nếu các bên không có thỏa thuận khác.

    Như vậy, thuê quy định pháp luật, bên thuê phòng trọ có các nghĩa vụ sau đây:

    - Bên thuê phải bảo quản, bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ tài sản thuê; nếu hư hỏng hoặc mất mát, phải bồi thường.

    - Bên thuê không phải chịu trách nhiệm về hao mòn tự nhiên do sử dụng tài sản.

    - Thanh toán tiền mua, thuê, thuê mua đúng hạn.

    - Nhận nhà và hồ sơ liên quan theo hợp đồng.

    - Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ hợp đồng, bồi thường thiệt hại do lỗi của mình.

    - Sử dụng tài sản đúng công năng và tuân thủ các quy định về phòng cháy chữa cháy, vệ sinh, an ninh.

    - Không gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, công cộng và các tổ chức, cá nhân khác trong bảo trì, sửa chữa.

    - Phối hợp bảo trì, sửa chữa hệ thống trang thiết bị, hạ tầng chung của công trình.

    - Thực hiện nghĩa vụ khác theo hợp đồng.

    Người thuê phòng trọ phải có nghĩa vụ như thế nào đối với phòng trọ mà mình thuê?

    Người thuê phòng trọ phải có nghĩa vụ như thế nào đối với phòng trọ mà mình thuê? (Hình từ Internet)

    Người thuê phòng trọ khi làm hư hỏng phòng trọ thì có trách nhiệm gì?

    Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Luật Kinh doanh bất động sản 2023 về nghĩa vụ của người thuê phòng trọ bao gồm:

    Nghĩa vụ của bên mua, thuê, thuê mua nhà ở, công trình xây dựng có sẵn
    1. Bên mua, thuê, thuê mua nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng có các nghĩa vụ sau đây:
    a) Thanh toán đủ tiền mua, thuê, thuê mua nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng theo thời hạn và phương thức thỏa thuận trong hợp đồng;
    b) Nhận nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng và hồ sơ có liên quan theo thời hạn thỏa thuận trong hợp đồng;
    c) Thực hiện đúng, đầy đủ các nghĩa vụ trong hợp đồng; phối hợp với bên bán, cho thuê, cho thuê mua thực hiện các thủ tục mua bán, thuê, thuê mua trong thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng;
    d) Bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra;

    Theo đó, trong các nghĩa vụ mà người thuê phòng trọ cần thực hiện có nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

    Ngoài ra, căn cứ theo Điều 585 Bộ luật Dân sự 2015 quy định nguyên tắc bồi thường thiệt hại như sau:

    Nguyên tắc bồi thường thiệt hại
    1. Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
    2. Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
    3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
    4. Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
    5. Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.

    Như vậy, nếu người thuê phòng trọ làm hư hỏng phòng trọ thì có trách nhiệm bồi thường thiệt hại toàn bộ và kịp thời do lỗi của mình gây ra.

    Thiệt hại thực tế phải được bồi thường theo thỏa thuận, có thể bằng tiền, hiện vật hoặc công việc và có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc lỗi vô ý, và thiệt hại quá lớn so với khả năng.

    Hợp đồng thuê phòng trọ cần có những nội dung gì?

    Nội dung chính trong hợp đồng thuê phòng trọ được quy định tại khoản 1 Điều 46 Luật Kinh doanh bất động sản 2023 bao gồm:

    - Tên, địa chỉ của các bên;

    - Các thông tin về bất động sản;

    - Giá bán, cho thuê, cho thuê mua;

    - Phương thức và thời hạn thanh toán;

    - Bảo lãnh của ngân hàng bảo lãnh cho nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư đối với trường hợp bán nhà ở hình thành trong tương lai;

    - Thời hạn giao, nhận bất động sản và hồ sơ kèm theo;

    - Bảo hành;

    - Quyền, nghĩa vụ của các bên;

    - Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;

    - Phạt vi phạm hợp đồng;

    - Các trường hợp chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng và biện pháp xử lý;

    - Phương thức giải quyết tranh chấp;

    - Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.

    33