Người thực hiện trợ giúp pháp lý trong bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý có trách nhiệm ra sao?

Trách nhiệm của người thực hiện trợ giúp pháp lý trong bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý như thế nào? Trách nhiệm của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý ra sao?

Nội dung chính

    Người thực hiện trợ giúp pháp lý trong bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý có trách nhiệm ra sao?

    Theo quy định tại Điều 18 Thông tư 11/2014/TT-BTP quy định về bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành thì:

    Điều 17. Trách nhiệm của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý
    1. Tổ chức triển khai thực hiện các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý theo quy định tại Thông tư này.
    2. Phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ, cơ quan lao động, thương binh và xã hội, cơ sở tư vấn phòng, chống bạo lực gia đình, cơ sở hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực gia đình, nạn nhân bị mua bán, cơ quan, tổ chức có liên quan trong bảo đảm thực hiện quyền và nghĩa vụ của người được trợ giúp pháp lý; lồng ghép hoạt động trợ giúp pháp lý trong hoạt động của cơ quan, tổ chức có liên quan.
    3. Đề xuất các giải pháp bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý phù hợp với điều kiện của tổ chức mình; phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan trong thực hiện các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý.
    4. Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê, sơ kết, tổng kết, nhân rộng mô hình điển hình; đề xuất cơ quan có thẩm quyền khen thưởng, xử lý vi phạm pháp luật về bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý.
    5. Đề xuất cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thực hiện các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý; kịp thời tháo gỡ, kiến nghị xử lý hoặc xử lý theo thẩm quyền các vấn đề mới phát sinh trong thực tiễn thực hiện các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý.
    Điều 18. Trách nhiệm của người thực hiện trợ giúp pháp lý
    1. Thực hiện các nội dung bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý theo quy định tại Thông tư này phù hợp với nhiệm vụ và quyền hạn được giao.
    2. Kịp thời phát hiện vướng mắc, bất cập và đề xuất biện pháp bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý; phát hiện, đề xuất cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm pháp luật hoặc thực hiện kiến nghị về những vấn đề liên quan đến thi hành pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý khi bị xâm hại do phân biệt đối xử về giới hoặc hoàn thiện chính sách, pháp luật về bảo đảm bình đẳng giới.

    Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về Trách nhiệm của người thực hiện trợ giúp pháp lý trong bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý. Bạn nên tham khảo chi tiết Thông tư 11/2014/TT-BTP để nắm rõ quy định này.

    15