Các hình thức trợ giúp pháp lý dành cho người nghèo theo quy định hiện hành là gì?

Các hình thức trợ giúp pháp lý dành cho người nghèo theo quy định của pháp luật hiện hành như thế nào?

Nội dung chính

    Các hình thức trợ giúp pháp lý dành cho người nghèo theo quy định hiện hành là gì?

    Căn cứ Luật Trợ giúp pháp lý 2006Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020; Quyết định số 59 ngày 24/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các xã nghèo giai đoạn 2013- 2020 như sau: Tổ chức các đợt trợ giúp pháp lý lưu động về các xã nghèo; thôn, bản đặc biệt khó khăn: 8.000.000đ/xã/năm; 3.000.000đ/thôn, bản/năm. Thành lập, củng cố và tổ chức sinh hoạt CLB trợ giúp pháp lý tại các xã nghèo; thôn, bản đặc biệt khó khăn: 6.000.000đ/xã/năm (500.000đ/xã/lần sinh hoạt/tháng); 2.000.000đ/thôn, bản/năm. Biên soạn, in ấn, phát hành miễn phí tờ gấp pháp luật, cẩm nang pháp luật và các tài liệu pháp luật khác; thu và sao băng cát-xét, đĩa CD bằng tiếng Việt, tiếng dân tộc thiểu số: 2.000.000đ/xã/năm; 500.000đ/thôn, bản/năm. Đặt bảng thông tin, hộp tin về trợ giúp pháp lý tại trụ sở UBND, trung tâm bưu điện, nhà sinh hoạt cộng đồng, nhà văn hóa, đồn biên phòng đóng trên địa bàn các xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn: 3.000.000đ/xã/lần (2 lần/8 năm); 1.000.000đ/thôn, bản/lần (2 lần/8 năm). Cung cấp Báo Pháp luật Việt Nam cho UBND và CLB trợ giúp pháp lý các xã nghèo: Theo giá phát hành của Báo Pháp luật Việt Nam. Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ trợ giúp pháp lý để cập nhật kiến thức pháp luật mới và nâng cao kỹ năng trợ giúp pháp lý cho người thực hiện trợ giúp pháp lý, thành viên ban chủ nhiệm CLB trợ giúp pháp lý: 5.000.000đ/xã/năm. Hỗ trợ học phí cho viên chức của trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước các tỉnh có các xã nghèo tham gia khóa đào tạo nghề luật sư tạo nguồn bổ nhiệm trợ giúp viên pháp lý: Theo quy định hiện hành về mức học phí của Học viện Tư pháp (số lượng hỗ trợ: 3 người/trung tâm/năm). Hỗ trợ học phí bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số cho người thực hiện trợ giúp pháp lý của Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước trực tiếp thực hiện trợ giúp pháp lý tại các xã nghèo: Theo quy định hiện hành về mức học phí của từng khóa đào tạo tiếng dân tộc (số lượng hỗ trợ: 2 người/trung tâm/năm). Trên đây là những quy định chung về định mức hỗ trợ tài chính để thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo. Đối với các xã được công nhận là xã ngheo theo cũng được thực hiện chính sách trợ giúp như đã nêu trên..

    17