Kinh doanh khách sạn lấy giá phòng mắc hơn dịp tết có bị phạt không?

Chuyên viên pháp lý: Hồ Nguyễn Bảo Ngọc
Tham vấn bởi Luật sư: Nguyễn Thụy Hân
Kinh doanh khách sạn lấy giá phòng mắc hơn dịp tết có bị phạt không? Cơ quan nào có thẩm quyền xử phạt hành chính đối với hành vi "chặt chém" khách của khách sạn?

Nội dung chính

Kinh doanh khách sạn lấy giá phòng mắc hơn dịp tết có bị phạt không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 48 Luật Du lịch 2017 như sau:

Các loại cơ sở lưu trú du lịch
1. Khách sạn.
2. Biệt thự du lịch.
3. Căn hộ du lịch.
4. Tàu thủy lưu trú du lịch.
5. Nhà nghỉ du lịch.
6. Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê.
7. Bãi cắm trại du lịch.
8. Các cơ sở lưu trú du lịch khác.

Theo quy định, kinh doanh khách sạn là một loại kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch.

Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Nghị định 45/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 129/2021/NĐ-CP về các hành vi vi phạm khi kinh doanh khách sạn như sau:

Vi phạm quy định chung về kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thông báo không đầy đủ các nội dung tới cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh nơi có cơ sở lưu trú du lịch trước khi đi vào hoạt động theo quy định;
b) Thông báo hoạt động không đúng thời hạn theo quy định;
c) Không niêm yết công khai giá hàng hóa, dịch vụ theo quy định.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi bán không đúng giá niêm yết hàng hóa, dịch vụ trong cơ sở lưu trú du lịch.
...

Như vậy, khi kinh doanh khách sạn mà lấy giá cao hơn vào các ngày lễ tết sẽ bị phạt dựa trên 2 trường hợp như sau:

- Bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng nếu khách sạn đó không niêm yết công khai giá phòng, dịch vụ theo quy định.

- Bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi có niêm yết giá phòng nhưng lấy giá không đúng với mức giá được niêm yết.

Lưu ý: Đây là mức xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân. Đối với tổ chức kinh doanh khách sạn thì mức phạt sẽ lên đến gấp đôi theo khoản 2, khoản 3 Điều 5 Nghị định 45/2019/NĐ-CP.

Kinh doanh khách sạn lấy giá phòng mắc hơn dịp tết có bị phạt không?Kinh doanh khách sạn lấy giá phòng mắc hơn dịp tết có bị phạt không? (Hình từ Internet)

Cơ quan nào có thẩm quyền xử phạt hành chính đối với hành vi "chặt chém" khách của khách sạn?

Căn cứ theo khoản 7 Điều 42 Nghị định 109/2013/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Nghị định 49/2016/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực quản lý giá như sau:

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá
6. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực giá theo quy định của Nghị định này và quy định của pháp luật có liên quan;
c) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.
7. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền:
a) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 8, Điều 11, Điều 12, Điều 13, Điều 14, Điều 16, Điều 17 Nghị định này;
b) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 8, Điều 11, Điều 12, Điều 13, Điều 14, Điều 16, Điều 17 Nghị định này và quy định của pháp luật có liên quan.
8. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 12 Nghị định này.

Theo đó, Ủy ban nhân dân các cấp sẽ có thẩm quyền xử phạt hành vi vi phạm các vấn đề liên quan đến giá theo từng khu vực.

Người nước ngoài có được mua nhà ở Việt Nam để kinh doanh khách sạn không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 17 Luật Nhà ở 2023 như sau:

Tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở và hình thức được sở hữu nhà ở tại Việt Nam
1. Tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:
a) Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
b) Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi chung là tổ chức nước ngoài);
c) Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.
2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại khoản 1 Điều này được sở hữu nhà ở tại Việt Nam, bao gồm cả căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ thông qua các hình thức sau đây:
a) Tổ chức quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được sở hữu nhà ở thông qua việc thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở tại Việt Nam;
b) Tổ chức, cá nhân quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này được sở hữu nhà ở thông qua mua, thuê mua nhà ở thương mại của chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở không thuộc khu vực cần bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định tại Điều 16 của Luật này;
c) Tổ chức, cá nhân quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này được sở hữu nhà ở thông qua mua, thuê mua nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài đã sở hữu nhà ở theo quy định tại điểm b khoản này.

Theo đó, người nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam sẽ được mua nhà ở Việt Nam, theo các hình thức sau đây:

- Người nước ngoài được sở hữu nhà ở thông qua mua, thuê mua nhà ở thương mại của chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở không thuộc khu vực cần bảo đảm quốc phòng, an ninh;

- Người nước ngoài được sở hữu nhà ở thông qua mua, thuê mua nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài đã sở hữu nhà ở theo quy định.

Như vậy, người nước ngoài đáp ứng đủ điều kiện như trên sẽ được mua nhà ở Việt Nam. Tuy nhiên, để người nước ngoài kinh doanh khách sạn cần đáp ứng thêm một số quy định theo Luật Đầu tư 2020, Luật Doanh nghiệp 2020Luật Du lịch 2017.

saved-content
unsaved-content
89