Kiến trúc sư hành nghề tham gia phát triển nghề nghiệp liên tục tại nước ngoài thì có cần tài liệu minh chứng đã tham gia hoạt động đó không?

Chuyên viên pháp lý Nguyễn Ngọc Thùy Dương
Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
Có cần tài liệu minh chứng đã tham gia hoạt động khi kiến trúc sư hành nghề tham gia phát triển nghề nghiệp liên tục tại nước ngoài không?

Nội dung chính

    Kiến trúc sư hành nghề tham gia phát triển nghề nghiệp liên tục tại nước ngoài thì có cần tài liệu minh chứng đã tham gia hoạt động đó không?

    Căn cứ điểm c khoản 3 Điều 24 Nghị định 85/2020/NĐ-CP quy định:

    Phát triển nghề nghiệp liên tục của kiến trúc sư hành nghề
    ...
    3. Cơ quan, tổ chức thực hiện các hoạt động phát triển nghề nghiệp liên tục có trách nhiệm:
    a) Thông báo và đăng tải thông tin về chương trình, nội dung, thời gian tổ chức hoạt động phát triển nghề nghiệp liên tục trên phương tiện thông tin đại chúng;
    b) Xác nhận việc tham gia hoạt động phát triển nghề nghiệp liên tục của các cá nhân bằng văn bản theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này, làm cơ sở để cá nhân lập hồ sơ đề nghị gia hạn chứng chỉ hành nghề kiến trúc;
    c) Trường hợp tham gia các hoạt động phát triển nghề nghiệp liên tục tại nước ngoài, người tham gia cần có văn bản, chứng chỉ hoặc tài liệu chứng minh về việc đã tham gia hoạt động đó, dịch ra tiếng Việt và được công chứng, chứng thực theo quy định pháp luật Việt Nam.
    ...

    Như vậy, trường hợp kiến trúc sư hành nghề tham gia phát triển nghề nghiệp liên tục tại nước ngoài thì người tham gia cần có văn bản, chứng chỉ hoặc tài liệu chứng minh về việc đã tham gia hoạt động đó, dịch ra tiếng Việt và được công chứng, chứng thực theo quy định pháp luật Việt Nam.

    Kiến trúc sư hành nghề tham gia phát triển nghề nghiệp liên tục tại nước ngoài thì có cần tài liệu minh chứng đã tham gia hoạt động đó không?

    Kiến trúc sư hành nghề tham gia phát triển nghề nghiệp liên tục tại nước ngoài thì có cần tài liệu minh chứng đã tham gia hoạt động đó không? (Ảnh từ Internet)

    Cơ quan nào ban hành phương pháp tính điểm phát triển nghề nghiệp liên tục chi tiết cho kiến trúc sư hành nghề?

    Căn cứ khoản 5 Điều 24 Nghị định 85/2020/NĐ-CP quy định:

    Phát triển nghề nghiệp liên tục của kiến trúc sư hành nghề
    ...
    4. Kiến trúc sư hành nghề phải đáp ứng yêu cầu phát triển nghề nghiệp liên tục hằng năm thông qua hình thức tích lũy tối thiểu là 04 điểm phát triển nghề nghiệp liên tục. Các kiến trúc sư hành nghề trên 60 tuổi phải đạt tối thiểu là 02 điểm phát triển nghề nghiệp liên tục một năm. Cá nhân đạt vượt mức yêu cầu thì được chuyển kết quả phát triển nghề nghiệp liên tục sang năm kế tiếp. Cá nhân chưa đạt mức yêu cầu thì phải hoàn thành phần kết quả phát triển nghề nghiệp liên tục còn thiếu trong năm kế tiếp.
    5. Hội Kiến trúc sư Việt Nam xây dựng, ban hành bảng phương pháp tính điểm phát triển nghề nghiệp liên tục chi tiết đối với các hoạt động phát triển nghề nghiệp liên tục của kiến trúc sư hành nghề quy định tại khoản 1 Điều này sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Xây dựng.

    Như vậy, Hội Kiến trúc sư Việt Nam xây dựng, ban hành bảng phương pháp tính điểm phát triển nghề nghiệp liên tục chi tiết đối với các hoạt động phát triển nghề nghiệp liên tục của kiến trúc sư hành nghề sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Xây dựng.

    Quyền và nghĩa vụ của kiến trúc sư có chứng chỉ hành nghề kiến trúc là gì?

    Căn cứ Điều 32 Luật Kiến trúc 2019 quy định:

    Quyền và nghĩa vụ của kiến trúc sư có chứng chỉ hành nghề kiến trúc
    1. Kiến trúc sư có chứng chỉ hành nghề kiến trúc có quyền sau đây:
    a) Thực hiện dịch vụ kiến trúc;
    b) Được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ;
    c) Yêu cầu chủ đầu tư cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nhiệm vụ thiết kế kiến trúc được giao;
    d) Yêu cầu chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng thực hiện đúng thiết kế kiến trúc được duyệt;
    đ) Từ chối thực hiện yêu cầu trái pháp luật của chủ đầu tư;
    e) Từ chối nghiệm thu công trình, hạng mục công trình không đúng thiết kế kiến trúc được duyệt, không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật;
    g) Yêu cầu chủ đầu tư thực hiện đúng hợp đồng.
    2. Kiến trúc sư có chứng chỉ hành nghề kiến trúc có nghĩa vụ sau đây:
    a) Tuân thủ Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề;
    b) Phát triển nghề nghiệp liên tục;
    c) Giám sát tác giả trong quá trình thi công xây dựng công trình;
    d) Thực hiện đúng cam kết với chủ đầu tư theo hợp đồng.

    Như vậy, quyền và nghĩa vụ của kiến trúc sư có chứng chỉ hành nghề kiến trúc được quy định như trên.

    Thẩm quyền, trình tự, thủ tục ban hành Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề quy định ra sao?

    Căn cứ Điều 23 Nghị định 85/2020/NĐ-CP quy định:

    Thẩm quyền, trình tự, thủ tục ban hành Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề
    1. Hội Kiến trúc sư Việt Nam tổ chức lập, ban hành Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề theo trình tự, thủ tục quy định tại khoản 2 Điều này.
    2. Trình tự, thủ tục ban hành Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề như sau:
    a) Thành lập ban soạn thảo và tổ biên tập để soạn thảo Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề;
    b) Lập Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề;
    c) Tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức xã hội nghề nghiệp, cá nhân có liên quan về dự thảo Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề;
    d) Giải trình, tiếp thu các ý kiến góp ý và hoàn thiện dự thảo Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề, đăng tải trên cổng thông tin điện tử của Hội Kiến trúc sư Việt Nam;
    đ) Ban hành Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề.
    3. Trong vòng 15 ngày kể từ ngày ban hành, Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề phải được đăng tải trên cổng thông tin điện tử của tổ chức ban hành; gửi đến Bộ Xây dựng để đăng tải trên trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng và các hình thức khác theo quy định pháp luật về tiếp cận thông tin.
    4. Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề được định kỳ 05 năm rà soát, đánh giá quá trình thực hiện để kịp thời điều chỉnh phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn.

    Như vậy, thẩm quyền, trình tự, thủ tục ban hành Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề được quy định như trên.

    XEM THÊM: Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề do cơ quan nào ban hành? Tần suất rà soát Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề là bao lâu?

    86
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ