Khi nào cần may áo giáp sắt? Mẹo ghi nhớ các công thức hóa học nhanh, hiệu quả
Nội dung chính
Khi nào cần may áo giáp sắt? Tổng hợp mẹo ghi nhớ các công thức hóa học nhanh, hiệu quả
Mẹo ghi nhớ các công thức hóa học luôn là một yếu tố quan trọng giúp học sinh và sinh viên học tốt môn Hóa học. Việc nắm vững các mẹo ghi nhớ các công thức hóa học không chỉ giúp tiết kiệm thời gian ôn tập mà còn giúp bạn áp dụng kiến thức hiệu quả hơn trong các bài kiểm tra. Mẹo ghi nhớ các công thức hóa học thực ra không hề khó, chỉ cần bạn có phương pháp học phù hợp và kiên trì luyện tập. Chính vì vậy, việc tìm ra những mẹo ghi nhớ các công thức hóa học hữu ích sẽ là chìa khóa giúp bạn thành công trong môn học này.
Nhớ nhanh công thức bằng những bài thơ, bài vè
Ví dụ: Bài thơ 4 câu để nhớ 20 nguyên tố đầu tiên trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học:
Hoàng Hôn Lặng Bờ Bắc
(H, He, Li, Be, B)
Chợt Nhớ Ở Phương Nam
(C, N, O, F, Ne)
Nắng Mai Ánh Sương Phủ
(Na, Mg, Al, Si, P)
Song Cửa Không Ai Cài
(S, Cl, Ar, K, Ca)
Ví dụ: Học những câu sau để ghi nhớ dãy hoạt động hóa học của kim loại:
K Na Ca Mg Al Zn Fe Ni Sn Pb H Cu Hg Ag Pt Au – “Khi nào cần may áo giáp sắt nhớ sang phố hỏi cửa hàng Áo Phi Âu”.
K, Ca, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Ni, Sn, Pb, (H), Cu, Hg, Ag, Pt, Au -> Cách nhớ: “Khi cần nàng may áo giáp sắt nhớ sang phố hỏi cửa hàng Á Phi Âu” hoặc “Khi cả nhà may áo giáp sắt nhớ sang phố hàn đồng hiệu Á Phi Âu”.
Li, K, Ba, Ca, Na, Mg, Al, Mn, Zn, Cr, Fe, Ni, Sn, Pb, (H), Cu, Hg, Ag, Pt, Au -> Cách nhớ: “Lúc khó bà cần nàng may áo màu giáp có sắt nhớ sang phố hàn đồng hiệu Á Phi Âu”.
Nhớ tiếp đầu ngữ trong hoá học hữu cơ
Ví dụ: Metan, Etan, Proban, Butan, Pentan, Hexan, Heptan, Octan, Nonan, Decan
Cách nhớ: Met – Et – Prop – But – Pen – Hex – Hept – Oct – Non – Dec. (Mê em nên phải bao phen hồi hộp. Ôi người đẹp!)
Các nhóm trong bảng TUẦN HOÀN HÓA HỌC
- Nhóm IA:Li - Na - K - Rb - Cs - Fr: Lâu nay không rảnh coi phim.
- Nhóm II: Be-Mg-Ca-Sr-Ba-Ra: Bé Mang Cây Súng Bắn Ruồi
- Nhóm IIA:Be Mg Ca Sr Ba Ra: Banh Miệng, Cá, Sấu, Bẻ, Răng.
- Nhóm IIIA :B Al Ga In Ti: Bán Áo Gấm Ở Thái Lan.
- Nhóm IVA:C Si Ge Sn Pb: Chó Sực Gà Sáu Phát.
- Nhóm VA :N P As Sb Bi: Nhớ Pồ Ắt Sầu Bi.
-Nhóm VIA: O S Se Te Po: Ông, Say, Sỉn, Té, Pò.
- Nhóm VIIA : F Cl Br I At: Fải, Chi, Bé, Iu, Anh.
- Nhóm VIIIA :He Ne Ar Kr Xe Rn: Hằng, Nga, Ăn, Khúc, Xương, Rỗng
Cách cân bằng phản ứng hóa học của Cu với HNO3
- Với dung dịch HNO3 loãng thường cho ra khí NO3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O. Cách nhớ : “Ba đồng tám loãng hai no”
- Với dung dịch HNO3 đặc thường cho ra khí NO2 (màu nâu)Cu + 4HNO3 → Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O. Cách nhớ : “Một đồng bốn đặc cho hai khí màu”.
Mẹo ghi nhớ các công thức hóa học thực sự đóng vai trò rất quan trọng trong việc học tập và ôn luyện. Bằng cách áp dụng những mẹo ghi nhớ các công thức hóa học, bạn không chỉ có thể nhớ lâu hơn mà còn dễ dàng áp dụng vào các tình huống thực tế. Hãy thử nghiệm và tìm ra những mẹo ghi nhớ các công thức hóa học phù hợp nhất với bản thân để việc học trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.
Khi nào cần may áo giáp sắt? Mẹo ghi nhớ các công thức hóa học nhanh, hiệu quả (Hình từ Internet)
Giáo viên dạy môn hóa học ở trường trung học cơ sở có được dạy thêm ngoài nhà trường không?
Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT về dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường như sau:
Dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường
1. Tổ chức hoặc cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh (sau đây gọi chung là cơ sở dạy thêm) phải thực hiện các yêu cầu sau:
a) Đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật;
b) Công khai trên cổng thông tin điện tử hoặc niêm yết tại nơi cơ sở dạy thêm đặt trụ sở về các môn học được tổ chức dạy thêm; thời lượng dạy thêm đối với từng môn học theo từng khối lớp; địa điểm, hình thức, thời gian tổ chức dạy thêm, học thêm; danh sách người dạy thêm và mức thu tiền học thêm trước khi tuyển sinh các lớp dạy thêm, học thêm (theo Mẫu số 02 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này).
2. Người dạy thêm ngoài nhà trường phải bảo đảm có phẩm chất đạo đức tốt; có năng lực chuyên môn phù hợp với môn học tham gia dạy thêm.
3. Giáo viên đang dạy học tại các nhà trường tham gia dạy thêm ngoài nhà trường phải báo cáo với Hiệu trưởng hoặc Giám đốc hoặc người đứng đầu nhà trường (sau đây gọi chung là Hiệu trưởng) về môn học, địa điểm, hình thức, thời gian tham gia dạy thêm (theo Mẫu số 03 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này).
Theo đó, việc dạy thêm ngoài nhà trường được các cá nhân, tổ chức có thu tiền học sinh phải thực hiện các yêu cầu theo quy định trên. Đồng thời, người dạy thêm ngoài nhà trường cũng phải đảm bảo các phẩm chức, đạo đức và năng lực chuyên môn của bản thân.
Ngoài ra, đối với các giáo viên đang dạy học tại các nhà trường tham gia dạy thêm ngoài nhà trường thì phải báo cáo với Hiệu trưởng về môn học, địa điểm, hình thức, thời gian tham gia dạy thêm.
Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT về các trường hợp không được dạy thêm như sau:
Các trường hợp không được dạy thêm, tổ chức dạy thêm
1. Không tổ chức dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kĩ năng sống.
2. Giáo viên đang dạy học tại các nhà trường không được dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh đối với học sinh mà giáo viên đó đang được nhà trường phân công dạy học theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.
3. Giáo viên thuộc các trường công lập không được tham gia quản lí, điều hành việc dạy thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường.
Như vậy, nếu giáo viên đang dạy môn hóa học tại trường trung học cơ sở thuộc các trường công lập sẽ không được tham gia quản lí, điều hành việc dạy thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường. Còn giáo viên đang dạy môn hóa học tại trường trung học cơ sở không thuộc trường công lập được tham gia quản lí, điều hành việc dạy thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường.