Hành vi đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam bị xử phạt như thế nào theo quy định pháp luật?

Vi phạm các quy định về đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam và chế tài xử phạt? Vi phạm các quy định về phân loại, thu gom, xử lý chất thải rắn thông thường và chế tài xử phạt?

Nội dung chính

    Vi phạm các quy định về đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam và chế tài xử phạt?

    Căn cứ Điều 27 Nghị định 45/2022/NĐ-CP (có hiệu lực 25/08/2022) quy định về nội dung trên như sau:

    Vi phạm các quy định về đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam

    1. Hành vi đưa chất thải rắn thông thường vào lãnh thổ Việt Nam trái pháp luật bị xử phạt như sau:

    a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp đưa vào lãnh thổ Việt Nam chất thải rắn thông thường dưới 1.000 kg;

    b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp đưa vào lãnh thổ Việt Nam chất thải rắn thông thường từ 1.000 kg đến dưới 2.000 kg;

    c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với trường hợp đưa vào lãnh thổ Việt Nam chất thải rắn thông thường từ 2.000 kg đến dưới 3.000 kg;

    d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp đưa vào lãnh thổ Việt Nam chất thải rắn thông thường từ 3.000 kg đến dưới 4.000 kg;

    đ) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với trường hợp đưa vào lãnh thổ Việt Nam chất thải rắn thông thường từ 4.000 kg đến dưới 5.000 kg;

    e) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với trường hợp đưa vào lãnh thổ Việt Nam chất thải rắn thông thường từ 5.000 kg đến dưới 10.000 kg;

    g) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với trường hợp đưa vào lãnh thổ Việt Nam chất thải rắn thông thường từ 10.000 kg đến dưới 20.000 kg;

    h) Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với trường hợp đưa vào lãnh thổ Việt Nam chất thải rắn thông thường từ 20.000 kg đến dưới 30.000 kg;

    i) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp đưa vào lãnh thổ Việt Nam chất thải rắn thông thường từ 30.000 kg đến dưới 40.000 kg;

    k) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với trường hợp đưa vào lãnh thổ Việt Nam chất thải rắn thông thường từ 40.000 kg đến dưới 60.000 kg;

    l) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với trường hợp đưa vào lãnh thổ Việt Nam chất thải rắn thông thường từ 60.000 kg đến dưới 70.000 kg.

    2. Hành vi đưa chất thải nguy hại vào lãnh thổ Việt Nam trái pháp luật bị xử phạt như sau:

    a) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với trường hợp đưa vào lãnh thổ Việt Nam dưới 50 kg chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật hoặc có chứa chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy thuộc Phụ lục A của Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy hoặc dưới 100 kg chất thải nguy hại khác;

    b) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với trường hợp đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ 50 kg đến dưới 125 kg chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật hoặc có chứa chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy thuộc Phụ lục A của Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy hoặc từ 100 kg đến dưới 250 kg chất thải nguy hại khác;

    c) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với trường hợp đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ 125 kg đến dưới 250 kg chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật hoặc có chứa chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy thuộc Phụ lục A của Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy hoặc từ 250 kg đến dưới 500 kg chất thải nguy hại khác;

    d) Phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với trường hợp đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ 250 kg đến dưới 400 kg chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật hoặc có chứa chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy thuộc Phụ lục A của Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy hoặc từ 500 kg đến dưới 1.000 kg chất thải nguy hại khác;

    đ) Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 350.000.000 đồng đối với trường hợp đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ 400 kg đến dưới 650 kg chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật hoặc có chứa chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy thuộc Phụ lục A của Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy hoặc từ 1.000 kg đến dưới 1.500 kg chất thải nguy hại khác;

    e) Phạt tiền từ 350.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng đối với trường hợp đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ 650 kg đến dưới 800 kg chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật hoặc có chứa chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy thuộc Phụ lục A của Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy hoặc từ 1.500 kg đến dưới 2.000 kg chất thải nguy hại khác;

    g) Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 450.000.000 đồng đối với trường hợp đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ 800 kg đến dưới 900 kg chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật hoặc có chứa chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy thuộc Phụ lục A của Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy hoặc từ 2.000 kg đến dưới 2.500 kg chất thải nguy hại khác;

    h) Phạt tiền từ 450.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với trường hợp đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ 900 kg đến dưới 1.000 kg chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật hoặc có chứa chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy thuộc Phụ lục A của Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy hoặc từ 2.500 kg đến dưới 3.000 kg chất thải nguy hại.

    3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

    Buộc tái xuất hoặc tiêu hủy trong trường hợp không thể tái xuất đối với các hành vi vi phạm tại Điều này.

    Mức phạt tiền được quy định dựa trên khối lượng chất thải vi phạm, với số tiền dao động từ 2 triệu đồng đến 500 triệu đồng. Các hành vi vi phạm còn đi kèm với biện pháp khắc phục như bắt buộc phải tái xuất hoặc tiêu hủy chất thải nếu không thể tái xuất. Điều này đảm bảo tuân thủ quy định bảo vệ môi trường và ngăn ngừa các rủi ro môi trường từ chất thải nhập khẩu trái phép.

    Hành vi đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam bị xử phạt như thế nào theo quy định pháp luật? (Hình từ Internet)

    Vi phạm các quy định về phân loại, thu gom, vận chuyển, chôn, lấp, đổ, đốt, xử lý chất thải rắn thông thường và chế tài xử phạt? 

    Căn cứ Điều 26 Nghị định 45/2022/NĐ-CP (có hiệu lực 25/08/2022) quy định về nội dung trên như sau:

    Vi phạm các quy định về phân loại, thu gom, vận chuyển, chôn, lấp, đổ, đốt, xử lý chất thải rắn thông thường

    1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi hộ gia đình, cá nhân không phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo quy định; không sử dụng bao bì chứa chất thải rắn sinh hoạt theo quy định.

    2. Hành vi vi phạm của cơ quan, tổ chức, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát sinh chất thải rắn công nghiệp thông thường bị xử phạt như sau:

    a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không có biên bản bàn giao chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý cho mỗi lần chuyển giao theo quy định;

    b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi không phân loại tại nguồn chất thải rắn công nghiệp thông thường theo quy định; thiết bị, dụng cụ lưu chứa chất thải rắn công nghiệp thông thường không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường theo quy định; kho hoặc khu vực lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường theo quy định; không ký hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường theo quy định;

    c) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không lưu giữ riêng chất thải rắn công nghiệp thông thường đã được phân loại theo quy định; không có thiết bị, dụng cụ, khu vực, kho lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường theo quy định;

    d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi tự tái chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ chất thải rắn công nghiệp thông thường khi không đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định.

    3. Hành vi vi phạm của cơ quan, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có phát sinh chất thải rắn sinh hoạt với tổng khối lượng từ 300 kg/ngày trở lên, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này bị xử phạt như sau:

    a) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không ký hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế, xử lý chất thải theo quy định;

    b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng phương tiện vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường theo quy định.

    4. Hành vi vi phạm trong hoạt động thu gom, vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường bị xử phạt như sau:

    a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không có biên bản bàn giao chất thải rắn công nghiệp thông thường cho mỗi lần chuyển giao hoặc đợt chuyển giao đối với nhóm chất thải rắn công nghiệp thông thường theo quy định;

    b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không ký hợp đồng thu gom, vận chuyển đối với nhóm chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý với chủ nguồn thải theo quy định;

    c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng phương tiện vận chuyển, thiết bị lưu chứa, trạm trung chuyển, khu vực lưu giữ tạm thời chất thải rắn công nghiệp thông thường không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường theo quy định; không vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường theo loại sau khi đã được phân loại theo quy định; phương tiện vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý không có thiết bị định vị theo quy định; hoạt động thu gom, vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường không theo tuyến đường và thời gian quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

    5. Hành vi vi phạm trong hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt bị xử phạt như sau:

    a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không đào tạo nghiệp vụ, trang bị bảo hộ lao động cho công nhân thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt; không thông báo cho cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp từ chối thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân không phân loại, không sử dụng bao bì đúng quy định; không ký hợp đồng dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý đối với cơ quan, tổ chức, cơ sở có phát sinh chất thải rắn sinh hoạt;

    b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt không đến đúng điểm tập kết, trạm trung chuyển, địa điểm đã quy định, cơ sở xử lý chất thải theo quy định; vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt không đúng tuyến đường, thời gian theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; không phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã, cộng đồng dân cư, đại diện khu dân cư trong việc xác định thời gian, địa điểm, tần suất, tuyến đường thu gom chất thải rắn sinh hoạt; không công bố rộng rãi thời gian, địa điểm, tần suất và tuyến thu gom chất thải rắn sinh hoạt theo quy định; không thông báo tới cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh trên địa bàn về thời gian đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt để giám sát theo quy định; không báo cáo cơ quan phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường về hiện trạng của bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt theo quy định;

    c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không bảo đảm đủ yêu cầu về nhân lực, phương tiện và thiết bị chuyên dụng để thu gom, vận chuyển toàn bộ chất thải rắn sinh hoạt tại những địa điểm đã quy định; phương tiện vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt không lắp đặt thiết bị giám sát hành trình hoặc không cung cấp thông tin, dữ liệu vận chuyển cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tại địa phương;

    d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng các phương tiện, thiết bị không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường theo quy định; để rơi vãi chất thải rắn sinh hoạt, gây phát tán bụi, mùi hoặc nước rò rỉ gây ảnh hưởng xấu đến môi trường trong quá trình thu gom, vận chuyển; không vệ sinh, phun xịt rửa mùi phương tiện vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trước khi ra khỏi trạm trung chuyển, cơ sở xử lý và sau khi hoàn thành công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt;

    đ) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không bố trí các thiết bị, phương tiện để thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt theo quy định; không bố trí phương tiện, thiết bị thu gom, lưu giữ nước rỉ rác tại các trạm trung chuyển theo quy định; không đáp ứng một trong các yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường đối với trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt theo quy định; điểm tập kết chất thải rắn sinh hoạt không bố trí thiết bị lưu chứa chất thải theo quy định, không thực hiện vệ sinh khử mùi, không có đèn chiếu sáng theo quy định;

    e) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi không có các biển báo, chỉ dẫn an toàn trong bãi chôn lấp sau khi đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt; không lập hồ sơ và bàn giao mặt bằng cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau khi kết thúc hoạt động xử lý ô nhiễm, cải tạo môi trường bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt theo quy định; không thành lập lại bản đồ địa hình của khu vực bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt theo quy định;

    g) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi không tiến hành cải tạo cảnh quan, không có biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm môi trường ngay sau khi đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt; không tổ chức quan trắc, theo dõi diễn biến môi trường tại bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt kể từ ngày kết thúc việc đóng bãi chôn lấp và báo cáo cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh theo quy định.

    6. Hành vi vi phạm của chủ dự án đầu tư, chủ sở hữu, ban quản lý khu đô thị, chung cư, tòa nhà văn phòng bị xử phạt như sau:

    a) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi không bố trí thiết bị, phương tiện, địa điểm để phân loại tại nguồn, thu gom, lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt theo quy định;

    b) Phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với hành vi không tổ chức thu gom chất thải từ hộ gia đình, cá nhân theo quy định; không bố trí điểm tập kết chất thải rắn sinh hoạt phù hợp trong khuôn viên của dự án đầu tư theo quy định.

    7. Hành vi vi phạm trong hoạt động xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường bị xử phạt như sau:

    a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo định kỳ, đột xuất về tình hình phát sinh, xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; không có biên bản bàn giao chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý đối với mỗi lần nhận chuyển giao; không lập nhật ký vận hành các hệ thống, phương tiện, thiết bị xử lý bao gồm sơ chế, tái sử dụng, tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng chất thải rắn công nghiệp thông thường; không có số theo dõi số lượng các sản phẩm tái chế hoặc thu hồi từ chất thải rắn công nghiệp thông thường theo quy định;

    b) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không có phương tiện, thiết bị, dụng cụ lưu chứa chất thải rắn công nghiệp thông thường đáp ứng yêu cầu kỹ thuật theo quy định;

    c) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với các hành vi xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường không phù hợp với địa bàn hoạt động, công suất, loại chất thải, các hệ thống, thiết bị xử lý chất thải đã đầu tư xây dựng, lắp đặt theo quy định; kho hoặc khu lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường trong nhà hoặc ngoài trời không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường theo quy định;

    d) Phạt tiền từ 130.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi không có kho hoặc khu lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường theo quy định.

    8. Hành vi chuyển giao, cho, bán chất thải rắn thông thường cho đơn vị không có chức năng, năng lực xử lý theo quy định; chôn, lấp, đổ, thải, đốt chất thải rắn thông thường trái quy định về bảo vệ môi trường, trừ các trường hợp hành vi tội phạm về môi trường; tiếp nhận chất thải rắn thông thường nhưng không có biện pháp xử lý hoặc không chuyển giao cho đơn vị có chức năng xử lý theo quy định bị xử phạt như sau:

    a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận, chôn, lấp, đổ, thải hoặc đốt chất thải rắn thông thường dưới 1.000 kg;

    b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận, chôn, lấp, đổ, thải hoặc đốt chất thải rắn thông thường từ 1.000 kg đến dưới 2.000 kg;

    c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận, chôn, lấp, đổ, thải hoặc đốt chất thải rắn thông thường từ 2.000 kg đến dưới 3.000 kg;

    d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận, chôn, lấp, đổ, thải hoặc đốt chất thải rắn thông thường từ 3.000 kg đến dưới 4.000 kg;

    đ) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận, chôn, lấp, đổ, thải hoặc đốt chất thải rắn thông thường từ 4.000 kg đến dưới 5.000 kg;

    e) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận, chôn, lấp, đổ, thải hoặc đốt chất thải rắn thông thường từ 5.000 kg đến dưới 10.000 kg;

    g) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận, chôn, lấp, đổ, thải hoặc đốt chất thải rắn thông thường từ 10.000 kg đến dưới 20.000 kg;

    h) Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận, chôn, lấp, đổ, thải hoặc đốt chất thải rắn thông thường từ 20.000 kg đến dưới 30.000 kg;

    i) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận, chôn, lấp, đổ, thải hoặc đốt chất thải rắn thông thường từ 30.000 kg đến dưới 40.000 kg;

    k) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận, chôn, lấp, đổ, thải hoặc đốt chất thải rắn thông thường từ 40.000 kg đến dưới 60.000 kg;

    l) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận, chôn, lấp, đổ, thải hoặc đốt chất thải rắn thông thường từ 60.000 kg đến dưới 80.000 kg, trừ các trường hợp hành vi tội phạm về môi trường;

    m) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận, chôn, lấp, đổ, thải hoặc đốt chất thải rắn thông thường từ 80.000 kg đến dưới 100.000 kg, trừ các trường hợp hành vi tội phạm về môi trường;

    n) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận hoặc đốt chất thải rắn thông thường từ 100.000 kg trở lên.

    9. Phạt tăng thêm từ 40% đến 50% số tiền phạt so với mức phạt tiền tương ứng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 8 Điều này trong trường hợp gây ô nhiễm môi trường hoặc chất thải rắn thông thường có chứa các thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường xung quanh. Tổng mức phạt đối với mỗi hành vi vi phạm không quá 1.000.000.000 đồng.

    10. Phạt tiền từ 900.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 8 Điều này trong trường hợp chất thải rắn thông thường có chứa chất phóng xạ, gây nhiễm xạ môi trường, trừ các trường hợp hành vi tội phạm về môi trường.

    11. Cơ quan, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có phát sinh chất thải rắn sinh hoạt với tổng khối lượng dưới 300kg/ngày và lựa chọn hình thức quản lý chất thải rắn sinh hoạt như hộ gia đình, cá nhân thì việc xử lý hành vi vi phạm được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này như đối với tổ chức.

    12. Hình thức xử phạt bổ sung:

    a) Đình chỉ hoạt động của cơ sở xử lý chất thải rắn thông thường từ 01 tháng đến 03 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại điểm c khoản 7, điểm l, m, n khoản 8, khoản 9 Điều này;

    b) Đình chỉ hoạt động của cơ sở xử lý chất thải rắn thông thường từ 03 tháng đến 06 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 10 Điều này;

    c) Tịch thu phương tiện vi phạm hành chính đối với trường hợp vi phạm quy định tại điểm e, g, h, i, k, l, m, n khoản 8, khoản 9 và khoản 10 Điều này.

    13. Biện pháp khắc phục hậu quả:

    a) Buộc khôi phục lại tình trạng môi trường ban đầu, chuyển giao chất thải rắn thông thường cho đơn vị có chức năng xử lý do hành vi vi phạm quy định tại khoản 8 Điều này gây ra;

    b) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về xả chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định tại khoản 9, khoản 10 Điều này;

    c) Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường theo quy định và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại khoản 8, khoản 9, khoản 10 Điều này gây ra.

    Mức phạt tiền được quy định dựa trên khối lượng chất thải rắn vi phạm. Các hành vi vi phạm còn đi kèm với biện pháp khắc phục như bắt buộc phải tái xuất hoặc tiêu hủy chất thải nếu không thể tái xuất. Điều này đảm bảo tuân thủ quy định bảo vệ môi trường và ngăn ngừa các rủi ro môi trường từ chất thải nhập khẩu trái phép.

    11