Giống cây trồng có được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế hay không?
Nội dung chính
Giống cây trồng có được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế hay không?
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế hoặc được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích.
Theo quy định tại Điều 59 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế:
- Phát minh, lý thuyết khoa học, phương pháp toán học;
- Sơ đồ, kế hoạch, quy tắc và phương pháp để thực hiện các hoạt động trí óc, huấn luyện vật nuôi, thực hiện trò chơi, kinh doanh; chương trình máy tính;
- Cách thức thể hiện thông tin;
- Giải pháp chỉ mang đặc tính thẩm mỹ;
- Giống thực vật, giống động vật;
- Quy trình sản xuất thực vật, động vật chủ yếu mang bản chất sinh học mà không phải là quy trình vi sinh;
- Phương pháp phòng ngừa, chẩn đoán và chữa bệnh cho người và động vật.
Như vậy, căn cứ quy định trên đây thì giống thực vật, giống động vật không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế.
Theo quy định của pháp luật thì giống cây trồng là quần thể cây trồng thuộc cùng một cấp phân loại thực vật thấp nhất, đồng nhất về hình thái, ổn định qua các chu kỳ nhân giống, có thể nhận biết được bằng sự biểu hiện các tính trạng do kiểu gen hoặc sự phối hợp của các kiểu gen quy định và phân biệt được với bất kỳ quần thể cây trồng nào khác bằng sự biểu hiện của ít nhất một tính trạng có khả năng di truyền được.
Trong đó, cây trồng được xác định là một loại thực vật. Đồng nghĩa giống cây trồng cũng được xác định là giống thực vật.
Do đó, giống cây trồng không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế. Mà giống cây trồng sẽ được với danh nghĩa là giống cây trồng theo quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi 2009) và các quy định pháp luật khác có liên quan.