Dự án đầu tư có sử dụng đất do tổ chức kinh tế vốn đầu tư nước ngoài khu vực hạn chế tiếp cận đất đai lấy ý kiến của ai?

Dự án đầu tư có sử dụng đất do tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại khu vực hạn chế tiếp cận đất đai thì phải lấy ý kiến của ai?

Nội dung chính

    Dự án đầu tư có sử dụng đất do tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại khu vực hạn chế tiếp cận đất đai lấy ý kiến của ai?

    Căn cứ khoản 2 Điều 10 Nghị định 102/2024/NĐ-CP quy định như sau:

    Quy định về nhận quyền sử dụng đất tại khu vực hạn chế tiếp cận đất đai
    1. Khu vực hạn chế tiếp cận đất đai là khu vực thuộc xã, phường, thị trấn biên giới; xã, phường, thị trấn ven biển; đảo; khu vực khác có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về nhà ở.
    2. Đối với dự án đầu tư có sử dụng đất do tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài có đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất tại khu vực hạn chế tiếp cận đất đai thì phải lấy ý kiến của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an. Việc lấy ý kiến Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư.
    3. Trường hợp tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất quy định tại điểm c khoản 1 Điều 28 Luật Đất đai, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất quy định tại điểm d khoản 1 Điều 28 Luật Đất đai để thực hiện dự án đầu tư tại khu vực hạn chế tiếp cận đất đai thì phải lấy ý kiến Bộ Quốc phòng, Bộ Công an theo quy định sau:
    a) Người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất cho phép nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn tại khu vực hạn chế tiếp cận đất đai;
    b) Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi văn bản lấy ý kiến của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an;
    c) Trong thời hạn không quá 20 ngày kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có ý kiến bằng văn bản gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
    ...

    Như vậy, dự án đầu tư có sử dụng đất do tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại khu vực hạn chế tiếp cận đất đai phải lấy ý kiến của:

    - Bộ Quốc phòng

    - Bộ Công an

    Việc lấy ý kiến này được thực hiện thông qua Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất, theo quy trình quy định của pháp luật về đầu tư.

    Dự án đầu tư có sử dụng đất do tổ chức kinh tế vốn đầu tư nước ngoài khu vực hạn chế tiếp cận đất đai lấy ý kiến của ai?

    Dự án đầu tư có sử dụng đất do tổ chức kinh tế vốn đầu tư nước ngoài khu vực hạn chế tiếp cận đất đai lấy ý kiến của ai? (Hình từ Internet)

    Thẩm định hồ sơ mời thầu lựa chọn nhà đầu tư dự án đầu tư có sử dụng đất quy định như thế nào?

    Căn cứ Điều 54 Nghị định 115/2024/NĐ-CP quy định như sau:

    Thẩm định hồ sơ mời thầu
    1. Hồ sơ trình thẩm định, phê duyệt gồm:
    a) Tờ trình đề nghị phê duyệt hồ sơ mời thầu của bên mời thầu;
    b) Dự thảo hồ sơ mời thầu;
    c) Bản chụp các tài liệu: Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư (đối với dự án thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư) hoặc văn bản phê duyệt thông tin dự án đầu tư có sử dụng đất (đối với dự án không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư);
    d) Tài liệu khác theo quy định của pháp luật quản lý ngành, lĩnh vực và pháp luật có liên quan.
    2. Nội dung thẩm định gồm:
    a) Kiểm tra cơ sở pháp lý, các tài liệu là căn cứ để lập hồ sơ mời thầu;
    b) Kiểm tra sự phù hợp về nội dung của hồ sơ mời thầu với quy mô, mục tiêu, phạm vi công việc, thời gian thực hiện dự án; sự phù hợp của hồ sơ mời thầu với quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan;
    c) Xem xét những ý kiến khác nhau (nếu có) giữa tổ chức, cá nhân tham gia lập hồ sơ mời thầu;
    d) Các nội dung liên quan khác.
    3. Nội dung báo cáo thẩm định bao gồm:
    a) Khái quát thông tin dự án, cơ sở pháp lý để lập hồ sơ mời thầu;
    b) Tổng hợp ý kiến của các cơ quan, đơn vị liên quan (nếu có);
    c) Nhận xét và ý kiến của tổ thẩm định về các nội dung quy định tại khoản 2 Điều này; ý kiến thống nhất hoặc không thống nhất về nội dung dự thảo hồ sơ mời thầu;
    d) Đề xuất và kiến nghị của tổ thẩm định về việc phê duyệt hồ sơ mời thầu; đề xuất phương án xử lý trong trường hợp hồ sơ mời thầu có nội dung không tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan; kiến nghị trong trường hợp chưa đủ cơ sở phê duyệt hồ sơ mời thầu;
    đ) Các ý kiến khác (nếu có).
    4. Trước khi ký báo cáo thẩm định, tổ thẩm định tổ chức họp giữa các bên để trao đổi, giải quyết các nội dung còn có ý kiến khác nhau của hồ sơ mời thầu (nếu cần).

    Theo đó, việc thẩm định hồ sơ mời thầu lựa chọn nhà đầu tư dự án đầu tư có sử dụng đất được quy định như trên.

    Lập, thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời thầu lựa chọn nhà đầu tư dự án đầu tư có sử dụng đất được quy định như thế nào?

    Căn cứ Điều 14 Nghị định 115/2024/NĐ-CP quy định như sau:

    Lập, thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời thầu
    1. Bên mời thầu giao tổ chuyên gia lập hồ sơ mời thầu gồm những nội dung quy định tại Điều 48 của Luật Đấu thầu để nhà đầu tư lập hồ sơ dự thầu. Đối với dự án đầu tư xây dựng công trình năng lượng, hồ sơ mời thầu bao gồm cả dự thảo hợp đồng mua bán điện được thống nhất với bên mua điện theo quy định của pháp luật về điện lực.
    Việc lập hồ sơ mời thầu có thể thực hiện trước khi các văn bản quy định tại Điều 13 của Nghị định này được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng việc phê duyệt hồ sơ mời thầu phải bảo đảm phù hợp với căn cứ quy định tại Điều 13 của Nghị định này.
    2. Phương pháp, tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu thực hiện theo quy định tại các Điều 45, 46, 47, 48 và 49 của Nghị định này.
    3. Thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời thầu:
    a) Bên mời thầu trình người có thẩm quyền dự thảo hồ sơ mời thầu và các tài liệu liên quan, đồng thời gửi tổ thẩm định;
    b) Tổ thẩm định thực hiện thẩm định hồ sơ mời thầu theo quy định tại Điều 54 của Nghị định này;
    c) Người có thẩm quyền phê duyệt hồ sơ mời thầu bằng văn bản căn cứ tờ trình phê duyệt và báo cáo thẩm định hồ sơ mời thầu.

    Như vậy, việc lập, thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời thầu được quy định như trên.

    26