Thứ 6, Ngày 25/10/2024

Đối tượng người cao tuổi nào được hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng? Người cao tuổi không có trợ cấp xã hội hằng tháng thì có được hưởng chính sách bảo trợ xã hội không?

Đối tượng người cao tuổi nào được hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng? Người cao tuổi không có trợ cấp xã hội hằng tháng thì có được hưởng chính sách bảo trợ xã hội không?

Nội dung chính

    Đối tượng người cao tuổi nào được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng?

    Tại khoản 5 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng như sau:

    Đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng
    ...
    5. Người cao tuổi thuộc một trong các trường hợp quy định sau đây:
    a) Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng;
    b) Người cao tuổi từ đủ 75 tuổi đến 80 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc diện quy định ở điểm a khoản này đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn;
    c) Người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc diện quy định tại điểm a khoản này mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng;
    d) Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội nhưng có người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc tại cộng đồng.
    ...

    Như vậy, đối tượng người cao tuổi nào được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng bao gồm:

    (1) Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng;

    (2) Người cao tuổi từ đủ 75 tuổi đến 80 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc diện quy định ở điểm a khoản này đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn;

    (3) Người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc diện (1) mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng;

    (4) Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội nhưng có người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc tại cộng đồng.

    Đối tượng người cao tuổi nào được hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng? Người cao tuổi không có trợ cấp xã hội hằng tháng thì có được hưởng chính sách bảo trợ xã hội không? (Hình từ Internet)

    Người cao tuổi không có trợ cấp xã hội hằng tháng thì có được hưởng chính sách bảo trợ xã hội không?

    Tại Điều 17 Luật Người cao tuổi 2009 có quy định về đối tượng được hưởng chính sách bảo trợ xã hội như sau:

    Đối tượng được hưởng chính sách bảo trợ xã hội

    1. Người cao tuổi thuộc hộ gia đình nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội hằng tháng.

    2. Người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng trợ cấp xã hội hằng tháng.

    Như vậy, nếu người cao tuổi từ đủ 80 tuổi trở lên, không thuộc trường hợp hộ gia đình nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội hằng tháng; không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, trợ cấp xã hội hằng tháng thì sẽ được hưởng chính sách bảo trợ xã hội. 

    Nhà nước có những chính sách gì đối với người cao tuổi?

    Tại Điều 4 Luật Người cao tuổi 2009 có quy định chính sách của Nhà nước đối với người cao tuổi như sau:

    - Bố trí ngân sách hằng năm phù hợp để thực hiện chính sách chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi.

    - Bảo trợ xã hội đối với người cao tuổi theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

    - Lồng ghép chính sách đối với người cao tuổi trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội.

    - Phát triển ngành lão khoa đáp ứng nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh cho người cao tuổi; đào tạo nhân viên chăm sóc người cao tuổi.

    - Khuyến khích, tạo điều kiện cho người cao tuổi rèn luyện sức khoẻ; tham gia học tập, hoạt động văn hoá, tinh thần; sống trong môi trường an toàn và được tôn trọng về nhân phẩm; phát huy vai trò người cao tuổi trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

    - Khuyến khích, hỗ trợ cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện tuyên truyền, giáo dục ý thức kính trọng, biết ơn người cao tuổi, chăm sóc, phát huy vai trò người cao tuổi.

    - Khen thưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc chăm sóc, phát huy vai trò người cao tuổi.

    - Xử lý nghiêm minh cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

    6