Diện tích tối đa cho phần mộ cá nhân là bao nhiêu? Khi nào thì có thể di chuyển nghĩa trang và phần mộ cá nhân?

Diện tích tối đa cho phần mộ cá nhân là bao nhiêu? Khi nào thì có thể di chuyển nghĩa trang và phần mộ cá nhân? Điều kiện để đăng ký trước khi sử dụng phần mộ cá nhân là gì?

Nội dung chính

    Diện tích tối đa cho phần mộ cá nhân là bao nhiêu?

    Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 23/2016/NĐ-CP quy định về diện tích tối đa có thể xây cho phần mộ cá nhân. Trong quản lý nghĩa trang, việc quy định diện tích đất tối đa cho mỗi phần mộ cá nhân là rất quan trọng nhằm đảm bảo sử dụng đất hợp lý và hiệu quả, cụ thể:

    - Diện tích sử dụng đất cho mỗi phần mộ hú táng (hay còn gọi là chôn cất một lần) tối đa không quá 05 m². Quy định này nhằm đảm bảo rằng không gian trong nghĩa trang được sử dụng hợp lý, tránh việc lãng phí đất và tạo điều kiện cho việc quản lý nghĩa trang hiệu quả hơn. 

    - Diện tích sử dụng đất cho mỗi phần mộ cát táng tối đa không quá 03 m². Diện tích hạn chế này nhằm đảm bảo tính gọn gàng, tổ chức cho nghĩa trang, đồng thời phù hợp với các yêu cầu về vệ sinh môi trường.

    Diện tích tối đa cho phần mộ cá nhân là bao nhiêu? Khi nào thì có thể di chuyển nghĩa trang và phần mộ cá nhân? (Hình từ Internet)

    Khi nào thì có thể di chuyển nghĩa trang và phần mộ cá nhân? 

    Căn cứ theo Điều 12 Nghị định 23/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện và nhiệm vụ cần thực hiện khi di chuyển các nghĩa trang cá nhân như sau:

    Di chuyển nghĩa trang và các phần mộ riêng lẻ
    1. Các nghĩa trang và các phần mộ riêng lẻ phải di chuyển khi:
    a) Gây ô nhiễm môi trường, cảnh quan nghiêm trọng không có khả năng khắc phục, ảnh hưởng đến môi trường sống của cộng đồng, không còn phù hợp với quy hoạch xây dựng, quy hoạch nghĩa trang vùng tỉnh được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
    b) Phục vụ các dự án phát triển đô thị, công nghiệp và các công trình công cộng theo quy hoạch xây dựng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
    c) Mộ vô chủ hoặc không còn thân nhân chăm sóc.
    2. Các nhiệm vụ phải thực hiện khi di chuyển nghĩa trang và các phần mộ riêng lẻ:
    a) Thông báo về việc di chuyển nghĩa trang và các phần mộ riêng lẻ;
    b) Tiến hành công tác di chuyển vào các nghĩa trang được xây dựng và quản lý theo quy hoạch;
    c) Trong quá trình di chuyển phải bảo đảm các yêu cầu về vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật;
    d) Thực hiện các chính sách về giải tỏa, đền bù theo quy định của pháp luật.

    Theo đó, điều kiện để di chuyển nghĩa trang và các phần mộ riêng lẻ khi:

    - Nghĩa trang hoặc các phần mộ tạo ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng mà không thể khắc phục, gây ảnh hưởng xấu đến đời sống của cộng đồng, hoặc không còn phù hợp với quy hoạch xây dựng và quy hoạch nghĩa trang đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

    - Khi có nhu cầu di chuyển để phục vụ cho các dự án phát triển đô thị, công nghiệp, hoặc các công trình công cộng đã được phê duyệt theo quy hoạch xây dựng của cơ quan có thẩm quyền.

    - Các phần mộ không còn thân nhân chăm sóc hoặc không có chủ sở hữu cũng sẽ được xem xét di chuyển khi có nhu cầu về mỹ quan nghĩa trang hoặc có yêu cầu từ thân nhân của phần mộ cá nhân khác.

    Khi thực hiện việc di chuyển nghĩa trang và các phần mộ, cần thực hiện các bước sau:

    - Cần có thông báo rõ ràng về việc di chuyển nghĩa trang và các phần mộ riêng lẻ để thông tin đến cộng đồng và các bên liên quan.

    - Thực hiện di chuyển các phần mộ vào nghĩa trang mới đã được xây dựng và quản lý theo quy hoạch đã được phê duyệt.

    - Trong quá trình di chuyển, cần tuân thủ các yêu cầu về vệ sinh môi trường theo quy định pháp luật để bảo đảm không gây ô nhiễm trong khu vực di chuyển.

    - Cần thực hiện các chính sách liên quan đến giải tỏa và đền bù cho những người bị ảnh hưởng bởi việc di chuyển theo quy định của pháp luật, đảm bảo quyền lợi cho các bên liên quan.

    Điều kiện để đăng ký trước khi sử dụng phần mộ cá nhân là gì?

    Trong một vài trường hợp cụ thể mà mọi người cần có nhu cầu đăng ký trước đẻ có thể sử dụng phần mộ cá nhân. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng có thể đăng ký mà phải đáp ứng đủ các điều kiện được quy định tại khoản 5 Điều 14 Nghị định 23/2016/NĐ-CP như sau:

    Quy định chung về quản lý, sử dụng nghĩa trang
    … 
    5. Điều kiện đăng ký trước khi sử dụng phần mộ cá nhân trong nghĩa trang được đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước:
    a) Người được đăng ký trước phần mộ cá nhân trong nghĩa trang bao gồm: Người từ 70 tuổi trở lên, người mắc bệnh hiểm nghèo theo quy định do Bộ Y tế ban hành, người có vợ hoặc chồng đã được an táng trong nghĩa trang;
    b) Hồ sơ đăng ký của người được đăng ký trước phần mộ cá nhân gồm: Đơn đề nghị, giấy tờ tùy thân của công dân (thẻ căn cước hoặc giấy chứng minh thư nhân dân hoặc hộ khẩu); giấy xác nhận của bệnh viện mắc bệnh hiểm nghèo (đối với người mắc bệnh hiểm nghèo); giấy chứng tử và giấy đăng ký kết hôn (đối với người có vợ hoặc chồng đã được an táng trong nghĩa trang);
    c) Hồ sơ đăng ký nộp tại đơn vị quản lý nghĩa trang trên địa bàn. Thời gian giải quyết không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Các giấy tờ quy định tại Điểm b Khoản này là bản sao có xuất trình bản chính để đối chiếu hoặc bản sao chứng thực.
    6. Căn cứ vào các quy định hiện hành và điều kiện của địa phương Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể về đối tượng được hưởng chính sách xã hội trên địa bàn theo Điểm c Khoản 4 và quy định chi tiết việc đăng ký trước khi sử dụng phần mộ cá nhân trong nghĩa trang theo Khoản 5 của Điều này.

    Như vậy, để có thể được đăng ký trước khi sử dụng phần mộ cần nhân, bạn cần phải đáp ứng các điều kiện gồm: đối tượng đăng ký (từ 70 tuổi trở lên, mắc bệnh hiểm nghèo hoặc người đã có vợ/chồng được mai táng trong nghĩa trang), chuẩn bị hồ sơ cần thiết và nộp tại đơn vị quane lý nghĩa trang tại địa bàn nơi bạn mong muốn.

    24