Tải file Nghị quyết 25 đấu tranh ngăn chặn tình trạng hàng giả là thuốc, thực phẩm chức năng giả?

Tải file Nghị quyết 25-NQ/ĐU tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng hàng giả là thuốc, thực phẩm chức năng giả?

Nội dung chính

Tải file Nghị quyết 25 đấu tranh ngăn chặn tình trạng hàng giả là thuốc, thực phẩm chức năng giả?

Ngày 26/6/2025, Đảng Ủy Bộ Y tế ra Nghị quyết 25-NQ/ĐU năm 2025 về tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng hàng giả là thuốc, thực phẩm chức năng giả.

Tải File Nghị quyết 25-NQ/ĐU năm 2025 Tại đây

Theo đó, thời gian gần đây, tình trạng các sản phẩm hàng hóa giả là thuốc, thực phẩm chức năng giả, dược liệu giả, thiết bị y tế giả ... tiếp tục được các cơ quan quản lý của Bộ Y tế và các cơ quan chức năng, các địa phương phát hiện, xử lý theo quy định của pháp luật.

Trong bối cảnh hiện nay, các vụ việc liên quan đến thuốc giả, thực phẩm chức năng giả diễn ra ngày càng tinh vi, phức tạp hơn đòi hỏi phải tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, quyết liệt hơn của các cấp ủy đảng, chính quyền và toàn thể cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong toàn ngành Y tế, nhất là các tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị có liên quan trực tiếp đến lĩnh vực quản lý nhà nước về dược, mỹ phẩm và an toàn thực phẩm.

Ban Thường vụ Đảng ủy Bộ Y tế thống nhất ban hành Nghị quyết 25-NQ/ĐU năm 2025 về tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng các sản phẩm hàng hóa giả là thuốc, thực phẩm chức năng giả, dược liệu giả, thiết bị y tế giả ... thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế.

Trên đây là thông tin về Tải file Nghị quyết 25 đấu tranh ngăn chặn tình trạng hàng giả là thuốc, thực phẩm chức năng giả?

Tải file Nghị quyết 25 đấu tranh ngăn chặn tình trạng hàng giả là thuốc, thực phẩm chức năng giả?

Tải file Nghị quyết 25 đấu tranh ngăn chặn tình trạng hàng giả là thuốc, thực phẩm chức năng giả? (Hình từ Internet)

Truy cứu TNHS đối với tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh thế nào?

Căn cứ tại Điều 194 Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 44 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định truy cứu TNHS đối với tội sản xuất, buôn bán hàng giả như sau:

- Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

+ Có tổ chức;

+ Có tính chất chuyên nghiệp;

+ Tái phạm nguy hiểm;

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

+ Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

+ Buôn bán qua biên giới;

+ Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

+ Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

+ Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

+ Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

+ Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 2.000.000.000 đồng;

+ Làm chết người;

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

+ Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

+ Thu lợi bất chính 2.000.000.000 đồng trở lên;

+ Làm chết 02 người trở lên;

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên;

+ Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

Lưu ý: Pháp nhân thương mại phạm tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh bị truy cứu TNHS theo khoản 6 Điều 194 Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung bởi điểm b khoản 44 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017.

Bộ Y tế có những biện pháp gì trong việc đấu tranh phòng chống buôn bán thuốc giả theo Chỉ thị 17?

Căn cứ theo Mục 1 Chỉ thị 17/CT-TTg năm 2018 có quy định về các biện pháp đấu tranh phòng chống buôn bán thuốc giả như sau:

(1) Chủ trì phối hợp với các bộ, ngành, địa phương khẩn trương rà soát để ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật mới hoặc sửa đổi phù hợp những văn bản chưa quy định về chuyên môn kỹ thuật, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy trình kiểm tra về dược phẩm phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của ngành.

(2) Tăng cường quản lý, ứng dụng khoa học công nghệ vào kiểm soát đối với nguồn gốc, chất lượng của các nguyên liệu, các sản phẩm chăm sóc nâng cao sức khỏe con người; đề xuất thực hiện thống nhất và xã hội hóa công tác giám định, kiểm định; thực hiện kết nối một cửa quốc gia, chủ động chia sẻ thông tin về cấp phép, quản lý đối với sản phẩm dược phẩm phối hợp với các cơ quan liên quan phòng chống hiệu quả buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng quá hạn sử dụng thuộc phạm vi quản lý.

(3) Chỉ đạo tăng cường thanh tra công vụ đối với hoạt động cấp phép sản xuất, lưu hành, quảng cáo, giám định, chứng nhận chất lượng, chứng nhận hợp quy, hợp chuẩn đối với lĩnh vực, mặt hàng dược phẩm; phối hợp với các cơ quan và các lực lượng chức năng tăng cường thanh tra, hậu kiểm, kiểm tra đột xuất việc chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh các mặt hàng nói trên.

saved-content
unsaved-content
1