Quỹ Phát triển dữ liệu quốc gia được Nhà nước cấp vốn bao nhiêu?
Nội dung chính
Quỹ Phát triển dữ liệu quốc gia được Nhà nước cấp vốn bao nhiêu?
Căn cứ tại Điều 8 Nghị định 160/2025/NĐ-CPcó nêu về Ngân sách hoạt động của Quỹ như sau:
Ngân sách hoạt động của Quỹ
1. Ngân sách nhà nước cấp vốn cho Quỹ là 1.000 tỷ đồng. Căn cứ khả năng cân đối ngân sách, Quỹ được hỗ trợ kinh phí hằng năm để bảo đảm duy trì mức 1.000 tỷ đồng tại thời điểm đầu các năm tài chính.
2. Các nguồn kinh phí ngoài ngân sách nhà nước hỗ trợ cho Quỹ gồm:
a) Thu từ kết quả hoạt động của Quỹ: các khoản lãi cho vay, lãi tiền gửi và các khoản thu khác;
b) Các khoản tài trợ, viện trợ, đóng góp, tặng cho của các tổ chức, cá nhân;
c) Nguồn khác theo quy định pháp luật.
Như vậy Ngân sách nhà nước cấp vốn cho Quỹ là 1.000 tỷ đồng. Căn cứ khả năng cân đối ngân sách, Quỹ được hỗ trợ kinh phí hằng năm để bảo đảm duy trì mức 1.000 tỷ đồng tại thời điểm đầu các năm tài chính.
Trên đây là thông tin về Quỹ Phát triển dữ liệu quốc gia được Nhà nước cấp vốn bao nhiêu?
Quỹ Phát triển dữ liệu quốc gia được Nhà nước cấp vốn bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Mục tiêu của Quỹ phát triển dữ liệu quốc gia?
Căn cứ tại Điều 4 Nghị định 160/2025/NĐ-CP quy định về mục tiêu của Quỹ Phát triển dữ liệu quốc gia như sau:
- Hỗ trợ các hoạt động phát triển, ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, học máy, điện toán đám mây, chuỗi khối, Internet vạn vật và các công nghệ khác trong xử lý dữ liệu để phục vụ công tác quản lý nhà nước, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, phát triển kinh tế - xã hội.
- Thúc đẩy việc ứng dụng dữ liệu phục vụ chuyển đổi số quốc gia, chuyển đổi số ở vùng nông thôn, miền núi, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn; hoạt động khoa học, công nghệ, đối mới sáng tạo về dữ liệu.
- Phát triển mạng lưới chuyên gia, nhà khoa học, các tổ chức khoa học công nghệ, các hiệp hội về dữ liệu trong và ngoài nước.
- Đầu tư cho doanh nghiệp, cá nhân hoạt động nghiên cứu các giải pháp gia tăng bảo vệ dữ liệu, chuyển giao công nghệ về dữ liệu, đổi mới sáng tạo về dữ liệu, phát triển ứng dụng công nghệ liên quan đến dữ liệu phục vụ công tác quản lý nhà nước, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, phát triển kinh tế - xã hội.
- Hỗ trợ khen thưởng tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác xây dựng, phát triển, bảo vệ, quản trị, xử lý dữ liệu; hỗ trợ tổ chức, cá nhân cung cấp dữ liệu cho cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội.
- Hỗ trợ tổ chức cung cấp dịch vụ công ích để khắc phục hậu quả, xử lý sự cố về an ninh, an toàn dữ liệu.
- Hỗ trợ các hoạt động phát triển, ứng dụng dữ liệu quan trọng, dữ liệu cốt lõi, dữ liệu liên quan đến quốc phòng, an ninh, đối ngoại.
- Hỗ trợ hoạt động hợp tác quốc tế về dữ liệu.
Quản lý nhà nước về dữ liệu hiện nay được quy định ra sao?
Căn cứ tại Điều 8 Luật Dữ liệu 2024 quy định về quản lý nhà nước về dữ liệu như sau:
(1) Nội dung quản lý nhà nước về dữ liệu bao gồm:
- Xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện Chiến lược dữ liệu quốc gia; văn bản quy phạm pháp luật về dữ liệu; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật, chất lượng dữ liệu;
- Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về dữ liệu; hướng dẫn cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin trong xây dựng, phát triển, bảo vệ, quản trị, xử lý, sử dụng dữ liệu;
- Quản lý, giám sát các hoạt động xây dựng, phát triển, bảo vệ, quản trị, xử lý, sử dụng dữ liệu, bảo đảm an ninh, an toàn dữ liệu;
- Báo cáo, thống kê về dữ liệu; nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ về dữ liệu; sản phẩm, dịch vụ về dữ liệu; quản lý, giám sát, phát triển thị trường dữ liệu;
- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về dữ liệu;
- Đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực và hợp tác quốc tế về dữ liệu.
(2) Trách nhiệm quản lý nhà nước về dữ liệu được quy định như sau:
- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về dữ liệu;
- Bộ Công an là cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về dữ liệu, trừ quy định tại điểm c khoản này;
- Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về dữ liệu thuộc phạm vi quản lý.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về dữ liệu cơ yếu thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật về cơ yếu;
- Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình xây dựng, phát triển cơ sở dữ liệu; phối hợp với Bộ Công an thực hiện quản lý nhà nước về dữ liệu;
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng, phát triển cơ sở dữ liệu; thực hiện quản lý nhà nước về dữ liệu tại địa phương.