10:11 - 09/01/2025

Quy trình kiểm toán nhà nước gồm mấy bước? Đoàn kiểm toán và thành viên Đoàn kiểm toán phải đáp ứng những yêu cầu nào?

Quy trình kiểm toán gồm mấy bước? Đoàn kiểm toán và thành viên Đoàn kiểm toán phải đáp ứng những yêu cầu nào? Câu hỏi của bạn Mạnh ở Hà Nam.

Nội dung chính

    Quy trình kiểm toán nhà nước gồm mấy bước?

    Theo quy định tại Điều 1 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 08/2023/QĐ-KTNN về Quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước thì Quy trình kiểm toán quy định trình tự, thủ tục tiến hành các công việc của cuộc kiểm toán do Kiểm toán nhà nước thực hiện.

    Theo đó, Quy trình kiểm toán được xây dựng trên cơ sở quy định của Luật Kiểm toán nhà nước, Hệ thống Chuẩn mực kiểm toán nhà nước (CMKTNN) và thực tiễn hoạt động kiểm toán.

    Quy trình kiểm toán bao gồm 4 bước:

    - Bước 1: Chuẩn bị kiểm toán;

    - Bước 2: Thực hiện kiểm toán;

    - Bước 3: Lập và gửi báo cáo kiểm toán;

    - Bước 4: Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán.

    Quy trình kiểm toán gồm mấy bước? Đoàn kiểm toán và thành viên Đoàn kiểm toán phải đáp ứng những yêu cầu nào?

    Quy trình kiểm toán nhà nước gồm mấy bước? Đoàn kiểm toán và thành viên Đoàn kiểm toán phải đáp ứng những yêu cầu nào?

    Quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước được ban hành với mục đích gì?

    Theo quy định tại Điều 3 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 08/2023/QĐ-KTNN về mục đích ban hành Quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước như sau:

    Mục đích ban hành
    1. Tạo cơ sở pháp lý và khuôn khổ nghề nghiệp để tổ chức các công việc trong một cuộc kiểm toán, các hoạt động của Đoàn kiểm toán và Kiểm toán viên nhà nước (KTVNN); bảo đảm tính thống nhất trong việc tổ chức, thực hiện, quản lý hoạt động kiểm toán.
    2. Là cơ sở để thực hiện việc kiểm tra, thanh tra, giám sát, kiểm soát chất lượng kiểm toán, đánh giá chất lượng các cuộc kiểm toán và đạo đức nghề nghiệp của KTVNN.
    3. Làm căn cứ để xây dựng hướng dẫn kiểm toán đối với từng loại hình, từng lĩnh vực kiểm toán của Kiểm toán nhà nước.
    4. Tạo cơ sở cho việc xây dựng hệ thống mẫu biểu hồ sơ kiểm toán, giáo trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng các ngạch KTVNN.

    Theo đó, quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước được ban hành với 04 mục đích chính sau:

    Thứ nhất, tạo cơ sở pháp lý và khuôn khổ nghề nghiệp để tổ chức các công việc trong một cuộc kiểm toán, các hoạt động của Đoàn kiểm toán và Kiểm toán viên nhà nước (KTVNN);

    Đồng thời bảo đảm tính thống nhất trong việc tổ chức, thực hiện, quản lý hoạt động kiểm toán.

    Thứ hai, là cơ sở để thực hiện việc kiểm tra, thanh tra, giám sát, kiểm soát chất lượng kiểm toán, đánh giá chất lượng các cuộc kiểm toán và đạo đức nghề nghiệp của KTVNN.

    Thứ ba, làm căn cứ để xây dựng hướng dẫn kiểm toán đối với từng loại hình, từng lĩnh vực kiểm toán của Kiểm toán nhà nước.

    Thứ tư, tạo cơ sở cho việc xây dựng hệ thống mẫu biểu hồ sơ kiểm toán, giáo trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng các ngạch KTVNN.

    Đoàn kiểm toán và thành viên Đoàn kiểm toán trong kiểm toán nhà nước phải đáp ứng những yêu cầu nào?

    Căn cứ tại Điều 4 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 08/2023/QĐ-KTNN quy định như sau:

    Yêu cầu đối với Đoàn kiểm toán và thành viên Đoàn kiểm toán
    1. Tuân thủ Luật Kiểm toán nhà nước; Luật Phòng, chống tham nhũng và nâng cao đạo đức công vụ để phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; Hệ thống CMKTNN; Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn kiểm toán nhà nước; Quy chế Kiểm soát chất lượng kiểm toán và nâng cao chất lượng lập báo cáo kiểm toán; các quy định khác của Kiểm toán nhà nước và các văn bản pháp luật có liên quan trong suốt quá trình kiểm toán từ bước xây dựng kế hoạch kiểm toán đến thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán.
    2. Tuân thủ đúng trình tự, thủ tục đã quy định trong Quy trình kiểm toán. Tổ chức tiến hành các công việc kiểm toán theo kế hoạch kiểm toán tổng quát của cuộc kiểm toán (KHKT tổng quát) đã được phê duyệt theo quy định.
    3. Trong quá trình thực hiện kiểm toán, Trưởng đoàn kiểm toán (sau đây gọi là Trưởng đoàn) hoặc các Tổ trưởng Tổ kiểm toán (sau đây gọi là Tổ trưởng) phải chỉ đạo các thành viên Đoàn kiểm toán: Ghi chép, tập hợp đầy đủ kết quả kiểm toán cụ thể của từng bước công việc vào hồ sơ kiểm toán nhằm thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp làm cơ sở cho các ý kiến đánh giá, xác nhận, kết luận, kiến nghị kiểm toán; ứng dụng các phần mềm hỗ trợ hoạt động kiểm toán, kỹ thuật công nghệ cao để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động kiểm toán, bảo mật thông tin theo quy định; định kỳ tổng hợp kết quả kiểm toán, báo cáo tiến độ thực hiện kế hoạch với cấp trên; hoàn thành các nội dung công việc trong kế hoạch kiểm toán (KHKT) theo đúng yêu cầu về tiến độ và chất lượng.
    4. Trưởng đoàn, Tổ trưởng có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn các thành viên Đoàn kiểm toán thực hiện kiểm toán theo Quy trình kiểm toán; thường xuyên giám sát, kiểm tra công việc của các thành viên Đoàn kiểm toán để đánh giá kết quả, rà soát và đánh giá bằng chứng kiểm toán, rút kinh nghiệm và quyết định công việc cho bước tiếp theo.
    5. Lập và lưu trữ tài liệu, hồ sơ kiểm toán của cuộc kiểm toán được thực hiện theo quy định của Luật Kiểm toán nhà nước, Hệ thống CMKTNN, Quy định Danh mục Hồ sơ kiểm toán, chế độ nộp lưu, bảo quản, khai thác và hủy hồ sơ kiểm toán, các quy định khác của Kiểm toán nhà nước và của pháp luật có liên quan.
    6. Đối với cuộc kiểm toán liên quan đến bí mật nhà nước hoặc có nội dung liên quan đến bí mật nhà nước, ngoài việc tuân thủ Quy trình này còn phải tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.

    Theo đó, Đoàn kiểm toán và thành viên Đoàn kiểm toán phải tuân thủ những yêu cầu được nêu trên.

    Quyết định 08/2023/QĐ-KTNN sẽ có hiệu lực từ ngày 13/7/2023

    31
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ