Tổng hợp các Vincom ở TPHCM
Nội dung chính
Tổng hợp các Vincom ở TPHCM
Hệ thống Vincom tại TPHCM gồm nhiều trung tâm thương mại hiện đại, phân bố khắp các quận, tích hợp mua sắm, ẩm thực, giải trí và rạp chiếu phim tiện lợi. Dưới đây là tổng hợp các Vincom ở TPHCM:
(1) Vincom Center Đồng Khởi tại Số 72 Lê Thánh Tôn và 45A Lý Tự Trọng, P. Bến Nghé, Q.1, Tp. HCM
(2) Vincom Mega Mall Grand Park tại Khu dân cư và công viên Phước Thiện, Phường Long Bình, Tp. HCM
(3) Vincom Center Landmark 81 tại Tòa tháp Landmark 81, Vinhomes Central Park, Số 772 Điện Biên Phủ, P. 22, Q. Bình Thạnh, Tp. HCM
(4) Vincom Mega Mall Thảo Điền tại Số 161 Xa Lộ Hà Nội, P. Thảo Điền, Tp. Thủ Đức, Tp. HCM
(5) Vincom Plaza Thủ Đức tại Số 216 Võ Văn Ngân, P. Bình Thọ, Tp. Thủ Đức Tp. HCM
(6) Vincom Plaza Quang Trung tại Số 190 Quang Trung, P. 10, Q. Gò Vấp, Tp. HCM
(7) Vincom Plaza Ba Tháng Hai tại phường 11, Quận 10, Tp.HCM
(8) Vincom Plaza Phan Văn Trị tại Số 12 Phan Văn Trị, P. 7, Q. Gò Vấp, Tp. HCM
(9) Vincom Plaza Cộng Hòa tại 15-17 Cộng Hòa, P. 4, Q. Tân Bình, Tp. HCM
(10) Vincom Plaza SaigonRes tại Số 188 Nguyễn Xí, P. 26, Q. Bình Thạnh, Tp. HCM
(11) Vincom+ Nam Long tại Số 50 Lê Văn Việt, P. Hiệp Phú, Tp. Thủ Đức, Tp. HCM
(12) Vincom+ Quận 2 tại Số 307 Nguyễn Duy Trinh, P. Bình Trưng Tây, TP. Thủ Đức
(13) Vincom+ Sky Center tại Số 10 Phổ Quang, P. 2, Q. Tân Bình, Tp. HCM
*Trên đây là tổng hợp các Vincom ở TPHCM
Tổng hợp các Vincom ở TPHCM (Hình từ Internet)
Xây dựng Siêu thị, Trung tâm thương mại được quy định như thế nào?
Theo Điều 6 Quy chế Siêu thị, Trung tâm thương mại ban hành kèm theo Quyết định 1371/2004/QĐ-BTM quy định như sau:
(1) Chủ đầu tư xây dựng mới hoặc sửa chữa lớn, cải tạo, nâng cấp Siêu thị, Trung tâm thương mại phải lập dự án theo các quy định hiện hành về quản lý đầu tư xây dựng. Địa điểm xây dựng Siêu thị, trung tâm thương mại phải phù hợp với Quy hoạch phát triển mạng lưới thương mạt của địa phương.
(2) Khi lập dự án xây dựng Siêu thị, Trung tâm thương mại chủ đầu tư phải căn cứ vào các tiêu chuẩn cơ bản về phân hạng Siêu thị, Trung tâm thương mại của quy chế này để xác định quy mô đầu tư phù hợp với từng hạng Siêu thị, Trung tâm thương mại.
Tiêu chuẩn Siêu thị được quy định ra sao?
Theo Điều 3 Quy chế Siêu thị, Trung tâm thương mại ban hành kèm theo Quyết định 1371/2004/QĐ-BTM quy định như sau:
Được gọi là Siêu thị và phân hạng Siêu thị nếu cơ sở kinh doanh thương mại có địa điểm kinh đoanh phù hợp với Quy hoạch phát triển mạng lưới thương mại của tỉnh, thành phố và có quy mô, trình độ tổ chức kinh doanh đáp ứng các tiêu chuẩn cơ bản của một trong ba hạng Siêu thị theo quy định dưới đây:
1. Siêu thị hạng I:
1.1. Áp dụng đối với Siêu thị kinh doanh tổng hợp:
1.1. 1. Có diện tích kinh doanh từ 5.000 m2 trở lên;
1.1.2. Danh mục hàng hóa kinh doanh từ 20.000 tên hàng trở lên;
1.1.3. Công trình kiến trúc được xây dựng vững chắc, có tính thẩm mỹ cao, có thiết kế và trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, đảm bảo các yêu cầu phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an toàn và thuận tiện cho mọi đối tượng khách hàng; có bố trí nơi trông giữ xe và khu vệ sinh cho khách hàng phù hợp với quy mô kinh doanh của Siêu thị;
1.1.4. Có hệ thống kho và các thiết bị kỹ thuật bảo quản, sơ chế, đóng gói, bán hàng, thanh toán và quản lý kinh doanh tiên tiến, hiện đại;
1.1.5. Tổ chức, bố trí hàng hóa theo ngành hàng, nhóm hàng một cách văn minh, khoa học để phục vụ khách hàng lựa chọn, mua sắm, thanh tóan thuận tiện, nhanh chóng; có nơi bảo quản hành lý cá nhân; có các dịch vụ ăn uống, giải trí, phục vụ người khuyết tật, phục vụ trẻ em, giao hàng tận nhà, bán hàng mạng, qua bưu điện, điện thoại.
1.2. Áp dụng đối với Siêu thị chuyên doanh: tiêu chuẩn 1.1.1 là từ 1.000m2 trở lên; tiêu chuẩn 1.1.2 là lừ 2.000 tên hàng trở lên; các tiêu chuẩn khác như Siêu thị kinh doanh tổng hợp.
2. Siêu thị hạng II:
2.1. Áp dụng đối với Siêu thị kinh doanh tổng hợp:
2.1.1. Có diện tích kinh doanh từ 2.000 m2 trở lên;
2.1.2. Có Danh mục hàng hóa kinh doanh từ 10.000 tên hàng trở lên;
2.1.3. Công trình kiến trúc được xây dựng vững chắc, có tính thẩm mỹ, có thiết kế và trang thiết bị kỹ thuật hiện đại đảm bảo các yêu cầu phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an toàn và thuận tiện cho khách hàng; có bố trí nơi trông giữ xe và khu vệ sinh cho khách hàng phù hợp với quy mô kinh doanh của Siêu thị;
2.1.4. Có kho và các thiết bị kỹ thuật bảo quản, đóng gói, bán hàng, thanh toán và quản lý kinh doanh hiện đại;
2.1.5. Tổ chức, bố trí hàng hóa theo ngành hàng, nhóm hàng một cách văn minh, khoa học để phục vụ khách hàng lựa chọn, mua sắm, thanh toán thuận tiện, nhanh chóng; có nơi bảo quản hành lý cá nhân; có các dịch vụ ăn uống, giải trí, phục vụ người khuyết tật, phục vụ trẻ em, giao hàng tận nhà, bán hàng qua bưu điện, điện thoại.
2.2. Áp dụng đối với Siêu thị chuyên doanh: tiên chuẩn 2.1.1 là từ 500 m2 trở lên; tiêu chuẩn 2.1.2 là lừ 1.000 tên hàng trở lên; các tiêu chuẩn khác như Siêu thị kinh doanh tổng hợp.
3. Siêu thị hạng III:
3.1. Áp dụng đối với Siêu thị kinh doanh tổng hợp:
3.1.1. Có diện tích kinh doanh từ 500 rn2 trở lên;
3.1.2. Danh mục hàng hóa kinh doanh từ 4.000 tên hàng trở lên;
3.1.3. Công trình kiến trúc được xây dựng vững chắc, có thiết kế và trang thiết bị kỹ thuật đảm bảo các yêu cầu phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an toàn, thuận tiện cho khách hàng; có bố trí nơi trông giữ xe và khu vệ sinh cho khách hàng phù hợp với quy mô kinh doanh của Siêu thị;
3.1.4. Có kho và các thiết bị kỹ thuật bảo quản, đóng gói, bán hàng, thanh toán và quản lý kinh doanh hiện đại;
3.1.5. Tổ chức, bố trí hàng hóa theo ngành hàng, nhóm hàng một cách văn minh, khoa học để phục vụ khách hàng lựa chọn, mua sắm, thanh toán thuận tiện, nhanh chóng; có nơi bảo quản hành lý cá nhân, có các dịch vụ phục vụ người khuyết tật, giao hàng tận nhà.
3.2. Áp dụng đối với Siêu thị chuyên doanh: tiêu chuẩn 3.1.1 là từ 250 m2 trở lên; tiêu chuẩn 3.1.2 là từ 500 tên hàng trở lên; các tiêu chuẩn khác như Siêu thị kinh doanh tổng hợp.