Lăng Bác Hồ ở đâu? Cổng vào Lăng Bác Hồ ở đường nào?

Lăng Bác Hồ nằm trong quần thể gồm Quảng trường Ba Đình, Phủ Chủ tịch, ao cá Bác Hồ. Vậy Lăng Bác Hồ ở đâu? Cổng vào Lăng Bác ở đường nào?

Nội dung chính

    Lăng Bác Hồ ở đâu?

    Lăng Bác Hồ ở tại số 02 đường Hùng Vương, phường Điện Biên, Quận Ba Đình, Hà Nội. Lăng Bác Hồ nằm trong quần thể gồm Quảng trường Ba Đình, Phủ Chủ tịch, ao cá Bác Hồ. Đây là địa điểm tham quan tại Hà Nội, thu hút nhiều du khách.

    * Lịch mở cửa Lăng Bác Hồ:

    Các ngày mở cửa trong tuần

    Mùa hè (Từ 1/4 - 31/10)

    Mùa đông (1/11 - 31/3 năm sau)

    Thứ Ba

    7h30 - 10h30

    8h - 11h

    Thứ Tư

    Thứ Năm

    Thứ Bảy

    7h30 - 11h

    8h - 11h30

    Chủ Nhật

    Ngày lễ

    * Lưu ý: Thứ Hai và Thứ Sáu không mở cửa Lăng Bác Hồ. Ngày 19/5, 2/9 và Mồng 1 Tết Nguyên đán nếu trùng vào Thứ Hai hoặc Thứ Sáu, vẫn mở cửa Lăng Bác Hồ để đón khách viếng thăm.

    Lăng Bác Hồ ở đâu? Cổng vào Lăng Bác Hồ ở đường nào?

    Lăng Bác Hồ ở đâu? Cổng vào Lăng Bác ở đường nào? (Hình từ Internet)

    Cổng vào Lăng Bác Hồ ở đường nào?

    Đầu đường Ngọc Hà là cổng vào Lăng Bác Hồ, dưới dây gợi ý đường đi đến Lăng Bác Hồ có thể tham khảo:

    Để tới Lăng Bác Hồ, có thể sử dụng ô tô, xe máy hoặc xe buýt. 

    - Nếu đi bằng ô tô, xe máy, có thể đi theo cung đường: Tràng Thi - Điện Biên Phủ - Quảng trường Ba Đình.

    Lưu ý, qua đoạn giao cắt Điện Biên Phủ - Hoàng Diệu khoảng 20 mét đi thẳng tới đường Ngọc Hà. Đầu đường Ngọc Hà là lối vào tham quan Lăng Bác. Vì thế nên gửi xe ở đường Ông Ích Khiêm, đối diện Bộ Tư lệnh Lăng Bác hoặc đường Ngọc Hà, cổng vào Bảo tàng Hồ Chí Minh.

    - Nếu lựa chọn phương tiện xe buýt, bạn có thể đi trên những tuyến xe sau:

    * Xe dừng ở điểm số 18A Lê Hồng Phong (đây là điểm tới Lăng Bác gần nhất):

    + Xe số 09: Hướng đi: Bờ Hồ - Cầu Giấy - Bờ Hồ.

    + Xe số 18: Hướng đi: Bách Khoa - Long Biên - Chùa Bộc - Bách Khoa.

    + Xe số 33: Hướng đi: Xuân Đỉnh - Bến xe Mỹ Đình.

    * Xe dừng lại ở điểm số 34 - 36 Hoàng Diệu:

    + Xe số 22: Hướng đi: Bến xe Gia Lâm - Viện 103.

    + Xe số 33: Hướng đi: Xuân Đỉnh - Bến xe Mỹ Đình.

    + Xe số 45: Hướng đi: Nam Thăng Long - Times City.

    + Xe số 50: Hướng đi: Long Biên - Sân vận động quốc gia.

    * Xe dừng ở điểm đối diện tượng đài Bắc Sơn:

    + Xe số 22: Hướng đi: Viện 103 - Bến xe Gia Lâm.

    + Xe số 33: Hướng đi: Bến xe Mỹ Đình - Xuân Đỉnh.

    + Xe số 45: Hướng đi: Times City - Nam Thăng Long.

    + Xe số 50: Hướng đi: Sân vận động quốc gia - Long Biên.

    Ngoài ra, có thể đi xe 09 tuyến Cầu Giấy - Bờ Hồ, có điểm dừng ở 91 - 93 Lê Hồng Phong, từ đây có thể đi bộ sang đường Ngọc Hà để vào tham quan Lăng Bác Hồ.

    Những địa điểm tham quan bên trong Khu Di tích Lăng Bác Hồ

    Khi tới Khu Di tích Lăng Bác ngoài Lăng Bác Hồ còn có những địa điểm tham quan khác như:

    (1) Phủ Chủ Tịch tại Khu Di tích Lăng Bác Hồ

    Phủ Chủ tịch là một phần của khu Di tích Lăng Bác, được xây dựng theo kiến trúc Pháp, ban đầu dành cho Tổng đốc Đông Dương. Từ năm 1954 đến 1969, Bác Hồ làm việc tại đây. Hiện nay, nơi này dùng để đón tiếp quan chức và tổ chức các sự kiện quan trọng cấp nhà nước. Khuôn viên Phủ Chủ Tịch có nhiều cây xanh và cây cổ thụ.

    (2) Nhà sàn và ao cá Bác Hồ 

    Bác Hồ chọn sống trong ngôi nhà sàn đơn giản thay vì Phủ Chủ tịch. Nhà sàn nằm gần Phủ Chủ tịch, hiện vẫn giữ nguyên hiện vật khi Bác còn sống. Nhà được xây bằng gỗ, theo kiến trúc nhà sàn dân tộc Tày - Thái ở Việt Bắc.

    Nhà sàn có hai tầng: tầng 1 rộng rãi, tầng 2 gồm hai phòng, có giá sách đặt ở vách ngăn. Xung quanh là hành lang. Đây là nơi ở và làm việc của Bác trong những năm cuối đời.

    Trước nhà sàn là ao cá, nơi Bác thường thư giãn. Bác để lại cơm hoặc bánh mì khô làm thức ăn cho cá. Vào mùa lạnh, Bác nhắc đặt bèo ở góc Bắc ao để cá trú ẩn. Dịp lễ Tết, Bác thường tặng cá cho lãnh đạo và đơn vị bảo vệ.

    (3) Bảo tàng Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Lăng Bác Hồ

    Bảo tàng Hồ Chí Minh là một điểm tham quan tại Hà Nội. Tòa nhà có kiến trúc khối vuông vát góc, cao gần 20m, đặt chéo, diện tích sử dụng 18.000m², là một trong những bảo tàng lớn và hiện đại của Việt Nam.

    Các tầng trưng bày được kết nối với nhau. Gian chính có trần cao hơn 9m, đặt tượng đồng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Khu triển lãm rộng gần 4.000m², trưng bày hơn 2.000 tài liệu, hiện vật và hình ảnh về cuộc đời và sự nghiệp của Bác, gắn với các sự kiện lịch sử trong và ngoài nước.

    (4) Chùa Một Cột tại Khu Di tích Lăng Bác Hồ

    Chùa Một Cột nằm trong khuôn viên Di tích Lăng Bác, có nguồn gốc từ thời Lý. Kiến trúc chùa mô phỏng hình dáng hoa sen. Hiện nay, đây là điểm tham quan văn hóa và tâm linh tại Hà Nội.

    Kinh phí bảo đảm cho quản lý, bảo vệ Khu Di tích Lăng Bác Hồ

    Căn cứ tại Điều 30 Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ Khu Di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh 2025 có hiệu lực từ 19/5/2025 quy định kinh phí bảo đảm cho quản lý, bảo vệ Khu Di tích Lăng Bác Hồ như sau:

    (1) Nguồn kinh phí bảo đảm cho quản lý, bảo vệ Khu Di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh bao gồm:

    - Ngân sách nhà nước;

    - Nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

    (2) Ngân sách nhà nước bảo đảm cho quản lý, bảo vệ Khu Di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và pháp luật có liên quan.

    (3) Ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước để thực hiện các nhiệm vụ sau:

    - Giữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh;

    - Nâng cấp, hiện đại hóa hệ thống trang thiết bị kỹ thuật các công trình, khu vực thuộc Khu Di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh;

    - Bảo đảm an ninh, an toàn Khu Di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh;

    - Đón tiếp, tuyên truyền, phát huy ý nghĩa chính trị, lịch sử - văn hóa của Khu Di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh;

    - Nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, chuyển đổi số trong quản lý, bảo vệ Khu Di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

    saved-content
    unsaved-content
    558