Cầu Nhơn Trạch kết nối liên thông những tuyến đường nào?

Cầu Nhơn Trạch là một hạng mục trọng điểm thuộc dự án thành phần 1A của tuyến đường Vành đai 3 TP.HCM.

Nội dung chính

    Cầu Nhơn Trạch kết nối liên thông những tuyến đường nào?

    Cầu Nhơn Trạch là một hạng mục trọng điểm thuộc dự án thành phần 1A của tuyến đường Vành đai 3 TP.HCM, đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối giao thông giữa TP.HCM và tỉnh Đồng Nai.

    Cầu bắc qua sông Đồng Nai, nối huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai) với TP Thủ Đức (TP.HCM), góp phần hình thành mạng lưới giao thông liên vùng Đông Nam Bộ.

    Cầu Nhơn Trạch kết nối liên thông những các tuyến đường sau:

    - Đường tỉnh 25B (Đồng Nai): Đây là tuyến đường chính dẫn vào cầu từ phía Đồng Nai, tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển từ các khu công nghiệp và đô thị trong khu vực.

    - Cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây: Phía TP.HCM, cầu Nhơn Trạch kết nối với cao tốc này thông qua nút giao HLD, giúp rút ngắn thời gian di chuyển từ Đồng Nai đến trung tâm TP.HCM và ngược lại.

    - Đường Vành đai 3 TP.HCM: Cầu là một phần của tuyến đường Vành đai 3, tuyến đường chiến lược dài hơn 90 km, đi qua các tỉnh TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương và Long An, nhằm giảm tải cho các tuyến đường hiện hữu và thúc đẩy phát triển kinh tế vùng.

    Tiến độ thi công của cầu Nhơn Trạch

    Cầu Nhơn Trạch có chiều dài khoảng 2,6 km, rộng 19,5 m, gồm 4 làn xe cơ giới và 2 làn xe hỗn hợp.

    Dự án được khởi công vào tháng 9 năm 2022 và dự kiến hoàn thành vào cuối tháng 6 năm 2025, vượt tiến độ khoảng 3 tháng so với kế hoạch ban đầu. Đến ngày 27 tháng 4 năm 2025, cầu đã được thông xe kỹ thuật, kết nối liên thông từ đầu tuyến phía Đồng Nai qua cầu sang TP.HCM và vào cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây tại nút giao HLD.

    Việc hoàn thành cầu Nhơn Trạch sẽ mang lại nhiều lợi ích:

    (1) Giảm tải giao thông

    Cầu giúp chia sẻ lưu lượng giao thông với các tuyến đường hiện hữu như quốc lộ 51 và cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, giảm ùn tắc và tai nạn giao thông.

    (2) Phát triển kinh tế vùng

    Cầu tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa và di chuyển giữa các khu công nghiệp, đô thị trong khu vực, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

    (3) Kết nối sân bay quốc tế Long Thành

    Cầu góp phần rút ngắn thời gian di chuyển từ TP.HCM đến sân bay Long Thành, dự kiến sẽ là một trong những sân bay lớn nhất khu vực khi hoàn thành.

    Cầu Nhơn Trạch không chỉ là một công trình giao thông quan trọng mà còn là biểu tượng cho sự phát triển và kết nối vùng Đông Nam Bộ. Việc hoàn thành cầu sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho khu vực, từ phát triển kinh tế đến nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.

    (*) Trên đây là thông tin Tiến độ thi công của cầu Nhơn Trạch.

    Cầu Nhơn Trạch kết nối liên thông những tuyến đường nào?

    Cầu Nhơn Trạch kết nối liên thông những tuyến đường nào? (Hình từ Internet)

    Chính sách của Nhà nước đối với đầu tư kinh doanh bất động sản tại Nhơn Trạch

    Theo quy định tại Điều 7 Luật Kinh doanh bất động sản 2023 như sau:

    - Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế đầu tư kinh doanh bất động sản phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ và từng địa bàn.

    - Nhà nước khuyến khích và có chính sách ưu đãi cho tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng nhà ở xã hội và dự án bất động sản được ưu đãi đầu tư.

    - Nhà nước đầu tư và khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật ngoài phạm vi của dự án, hỗ trợ đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật trong phạm vi của dự án đối với dự án bất động sản được ưu đãi đầu tư.

    - Nhà nước đầu tư và khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư dự án dịch vụ công ích đô thị, công trình hạ tầng xã hội trong phạm vi dự án bất động sản.

    - Nhà nước có chính sách để điều tiết thị trường bất động sản, bảo đảm thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, an toàn, bền vững.

    - Nhà nước có chính sách để tổ chức, cá nhân thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt trong giao dịch bất động sản.

    - Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân thực hiện giao dịch mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua, cho thuê lại nhà ở, công trình xây dựng và quyền sử dụng đất thông qua sàn giao dịch bất động sản.

    Quy định giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng như thế nào?

    Căn cứ tại Điều 8 Luật Xây dựng 2014 (sửa đổi bổ sung bởi điểm b khoản 64 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020) quy định giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng như sau:

    - Dự án đầu tư xây dựng phải được giám sát, đánh giá phù hợp với từng loại nguồn vốn như sau:

    + Đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện giám sát, đánh giá theo quy định của pháp luật về đầu tư công và pháp luật về xây dựng theo nội dung và tiêu chí đánh giá đã được phê duyệt;

    + Đối với dự án sử dụng nguồn vốn khác, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện giám sát, đánh giá về mục tiêu, sự phù hợp với quy hoạch liên quan, việc sử dụng đất, tiến độ đầu tư xây dựng và bảo vệ môi trường.

    - Dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng sử dụng vốn đầu tư công, vốn đóng góp của cộng đồng và vốn tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước phải thực hiện giám sát của cộng đồng.

    Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại khu vực xây dựng tổ chức thực hiện giám sát của cộng đồng.

    saved-content
    unsaved-content
    169