Bản đồ cầu Nhơn Trạch Vành đai 3

Cầu Nhơn Trạch là công trình then chốt nằm trong dự án đường Vành đai 3 TP.HCM. Bản đồ cầu Nhơn Trạch Vành đai 3 ra sao?

Nội dung chính

    Bản đồ cầu Nhơn Trạch Vành đai 3

    Cầu Nhơn Trạch là một hạng mục trọng điểm trong dự án đường Vành đai 3 TP.HCM, đóng vai trò kết nối huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai) với TP Thủ Đức (TP.HCM) qua sông Đồng Nai.

    Cầu có chiều dài khoảng 2,6 km, rộng 20,5 m với 6 làn xe, được thiết kế để đáp ứng các tàu vận tải có giãn nước 5.000 DWT. Hiện tại, cầu đã gần hoàn thiện và dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối tháng 6 năm 2025.

    Về vị trí, cầu Nhơn Trạch nằm trong đoạn Tân Vạn – Nhơn Trạch của Vành đai 3, bắt đầu từ tỉnh lộ 25B (huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai) và kết thúc tại nút giao với cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây (TP Thủ Đức).

    Dưới đây là bản đồ cầu Nhơn Trạch Vành đai 3:

    Bản đồ cầu Nhơn Trạch Vành đai 3 (Hình từ Internet)

    Bản đồ cầu Nhơn Trạch Vành đai 3 (Hình từ Internet)

    Bản đồ cầu Nhơn Trạch Vành đai 3 (Hình từ Internet)

    Bản đồ cầu Nhơn Trạch Vành đai 3 (Hình từ Internet)

    Cầu Nhơn Trạch Vành đai 3 khi nào thông xe?

    Cầu Nhơn Trạch là công trình then chốt nằm trong dự án đường Vành đai 3 TP.HCM, đóng vai trò là tuyến kết nối trọng yếu giữa TP.HCM và tỉnh Đồng Nai.

    Cây cầu được xây dựng vượt sông Đồng Nai, rút ngắn đáng kể thời gian di chuyển từ huyện Nhơn Trạch (tỉnh Đồng Nai) đến TP Thủ Đức (TP.HCM), qua đó giảm tải cho các tuyến giao thông hiện tại và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội toàn vùng Đông Nam Bộ.

    Cầu Nhơn Trạch đã chính thức hoàn thành thông xe kỹ thuật vào ngày 29/4/2025. Theo kế hoạch, công trình sẽ được đưa vào vận hành khai thác vào cuối tháng 6/2025, sau khi hoàn thiện các hạng mục phụ trợ và hoàn tất quy trình nghiệm thu kỹ thuật.

    Việc đưa cầu vào sử dụng được kỳ vọng sẽ mở ra bước tiến mới cho hạ tầng giao thông khu vực, thúc đẩy sự liên kết đô thị, phát triển thương mại và thu hút đầu tư tại vùng tam giác kinh tế TP.HCM – Đồng Nai – Bình Dương, đồng thời góp phần hoàn chỉnh mạng lưới giao thông của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

    Bản đồ cầu Nhơn Trạch Vành đai 3Bản đồ cầu Nhơn Trạch Vành đai 3 (Hình từ Internet)

    Chính sách của Nhà nước đối với đầu tư kinh doanh bất động sản

    Theo quy định tại Điều 7 Luật Kinh doanh bất động sản 2023 như sau:

    - Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế đầu tư kinh doanh bất động sản phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ và từng địa bàn.

    - Nhà nước khuyến khích và có chính sách ưu đãi cho tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng nhà ở xã hội và dự án bất động sản được ưu đãi đầu tư.

    - Nhà nước đầu tư và khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật ngoài phạm vi của dự án, hỗ trợ đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật trong phạm vi của dự án đối với dự án bất động sản được ưu đãi đầu tư.

    -Nhà nước đầu tư và khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư dự án dịch vụ công ích đô thị, công trình hạ tầng xã hội trong phạm vi dự án bất động sản.

    - Nhà nước có chính sách để điều tiết thị trường bất động sản, bảo đảm thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, an toàn, bền vững.

    - Nhà nước có chính sách để tổ chức, cá nhân thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt trong giao dịch bất động sản.

    - Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân thực hiện giao dịch mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua, cho thuê lại nhà ở, công trình xây dựng và quyền sử dụng đất thông qua sàn giao dịch bất động sản.

    Cầu đường bộ có phải là công trình phụ trợ gắn liền với đường bộ không?

    Căn cứ điểm e khoản 1 Điều 22 Luật Đường bộ 2024 có quy định về công trình phụ trợ như sau:

    Điều 22. Công trình phụ trợ gắn liền với đường bộ; phương tiện, thiết bị phục vụ quản lý, vận hành, khai thác đường bộ
    1. Công trình phụ trợ gắn liền với đường bộ bao gồm:
    a) Báo hiệu đường bộ, trừ hiệu lệnh của người điều khiển giao thông;
    b) Công trình an toàn giao thông đường bộ;
    c) Hệ thống thoát nước đường bộ;
    d) Tường chắn, kè bảo vệ đường bộ;
    đ) Cọc mốc giải phóng mặt bằng;
    e) Công trình, bộ phận công trình, thiết bị lắp đặt vào công trình thuộc hệ thống quản lý giao thông thông minh; hệ thống thu thập xử lý và lưu giữ dữ liệu kết cấu hạ tầng đường bộ; hệ thống theo dõi tình trạng kỹ thuật và quan trắc đường, cầu đường bộ và công trình phụ trợ khác.
    ...

    Như vậy, theo quy định vừa nêu trên thì cầu đường bộ là công trình phụ trợ gắn liền với đường bộ.

    saved-content
    unsaved-content
    265